Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt da thật và giả da
Cách phân biệt | Da thật | Da giả |
Mùi hương | Da thật có mùi ngai ngái, tự nhiên | Da giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm). |
Khi hơ lửa sản phẩm da | Nếu là da thật miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ | Còn nếu là giả da thì sản phẩm sẽ vón cục lại |
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da | Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da bởi da thật luôn hấp thu độ ẩm | Còn nếu là giả da, bạn sẽ không thấy hiện tượng nước lan ra |
Quan sát bằng mắt | Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường. | Bề mặt da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng, thậm chí còn có vết nứt hoặc rạn. |
Dùng ngón tay ấn mạnh lên mặt da | Nếu là da thật sẽ để lại vết lõm bởi vì da thật có độ đàn hồi tốt. | Nếu là giả da, hay các chất liệu tổng hợp, bạn sẽ không thấy hiện tượng bề mặt bị lõm, đơn giản là vì chất liệu này không có được độ đàn hồi tốt. |
Sau một thời gian sử dụng | Một thời gian sau khi sử dụng, màu của sản phẩm da thật sẽ bớt đi độ tươi, hơi xỉn. Khi đó, bạn lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm da thật sẽ tươi màu và mềm mại ngay | Nếu là giả da, bạn sẽ thấy sản phẩm rất ít thay đổi màu sắc và không bị tác động nhiều bởi xi hay kem dưỡng da. |
Độ cứng | Nếu là da thật, khi mới dùng bạn sẽ cảm thấy hơi cứng nhưng càng dùng nhiều lại càng thấy mềm. | Nếu là giả da, bạn sẽ thấy bề mặt sản phẩm rất nhanh bị khô, rạn nứt dù rất mềm khi mới mua về. |
Tấm da khi chưa chế tác thành thành phẩm | Nếu là da thật, tấm da sẽ có kích thước nhỏ và có hình dáng theo hình dáng của loài động vật cho ra loại da đó, thường loằn ngoằn và không vuông vắn | Trong khi đó, nếu là tấm giả da thường là những tấm rất lớn, vuông thành góc cạnh. |
Mặt trong ví da | Mặt trong của ví da thật hầu như để trần | Mặt trong của da giả thì có miếng lót, có lớp giấy bìa định hình. các sản phẩm giả da thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau được ép mặt sau của da |
Nhuộm màu thực vật | Da thật nhuộm màu thực vật thường có độ chuyển màu tự nhiên sau 1 thời gian sử dụng. | Da giả sẽ không đổi màu |
Ký hiệu trên sản phẩm gia công | Ký hiệu trên sản phẩm gia công bằng da thật là biểu tượng hình con thú gồm những bộ phận như đầu và tứ chi. | Ký hiệu giả da là hình thoi. |
Thực ra chất liệu giả da không có gì là xấu. Chất liệu giả da thông thường có hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây là chất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.
Nếu bạn biết cách phân biệt da thật và giả da để đánh giá đúng giá trị của sản phẩm mình đang dùng, bạn sẽ có cách để sử dụng đúng mục đích hơn.
Mặc dù vậy, đối với một số loại da, hiện nay với kỹ thuật thuộc da cao, các sản phẩm da có thể có những đặc tính khác trên. Một ví dụ điển hình đó là:
Đối với loại da sơn – bề mặt da được phủ một lớp sơn (lớp sơn này rất bền và không bị bong theo thời gian) khi đốt lên có thể có mùi khét của hóa chất (sơn), khi gạch nhẹ thì da không bị xướt, và ít bị thấm nước. Còn đối với Da sáp hoặc da dầu, bề mặt ngoài của da được phủ một lớp sáp/ dầu để bảo vệ da (dưỡng da) giúp da luôn ẩm và không bị khô ráp. loại da này rất dễ bị trầy tuy nhiên. vết trầy sẽ mất hẳn khi dùng xi hoặc kem dưỡng da đánh đều. Như vậy, vẫn có một số dấu hiệu khiến bạn bị nhầm lẫn khi phân biệt da giả hay da thật.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam