Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Chọn mực hấp bia ngon và xử lý trước mùi tanh của nguyên liệu
Để làm món mực hấp bia ngon thì khâu chọn lựa nguyên liệu cẩn thận rất quan trọng. Nếu đây là lần đầu bạn làm mực hấp nguyên con với bia mà chưa biết phải chọn mực như nào thì nên nắm chắc một số kinh nghiệm sau:
1.1. Loại mực hấp bia nguyên con ngon, giòn sựt
Trên thị trường hiện nay có 6 loại mực phổ biến là mực lá, mực nang, mực sim, mực ống và mực xà. Trong đó, mực nang, mực trứng và mực ống là 3 loại dễ mua được nhất khi tươi. Mực lá thì có thể mua được ở 2 dạng mực lá tươi và khô mực hay mực 1 nắng. Mực xà thì hơi khó mua nếu không sống ở các vùng biển hoặc ven biển.
So với 5 loại mực còn lại thì mực xà có kích thước khá to, thịt mực dai và ăn không ngọt nên chỉ thích hợp để nướng hay chiên giòn chứ không thích hợp để hấp bia. Bù lại giá mực xà rất rẻ chỉ từ 100.000 đồng/kg.
Tuy cả 5 loại mực lá, mực nang, mực sim, mực ống, mực trứng đều phù hợp để hấp bia nhưng:
- Nếu muốn ăn mực có vị ngọt nhất thì bạn nên chọn mực sim hoặc mực lá. Trong đó, nếu như mực sim khi hấp cho vị ngọt thanh tự nhiên, thì mực lá khi hấp lại cho vị ngọt đậm. Nên 2 loại mực này thường được lựa chọn để dùng trong nhà hàng nhiều.
- Nếu muốn ăn giòn sựt và thơm thì nên chọn mực ống, mực nang hoặc mực trứng.
- Còn nếu tiêu chí là “mực nào cũng được miễn rẻ nhất” thì bạn có thể lựa chọn mực nang hoặc mực trứng tùy sở thích. Theo đó, giá 1kg mực trứng 180.000 đồng – 360.000 đồng; Giá 1kg mực ống 280.000 đồng/kg; Giá 1kg mực nang 160.000 đồng – 260.000 đồng; Giá 1kg mực lá 300.000 đồng – 350.000 đồng; Giá 1kg mực sim 270.000 đồng – 350.000 đồng. (Giá cập nhật mới nhất ngày 10/1/2024).
1.2. Tiêu chuẩn chọn mực nguyên con vừa tươi vừa khéo
Để tăng độ hấp dẫn cho món ăn, thưởng thức trọn vẹn từng bộ phận của một con mực hấp bia hoàn chỉnh và đồng thời cảm nhận được vị thơm, giòn, ngon, ngọt của món ăn thì hấp nguyên con là lựa chọn đúng đắn nhất. Để làm mực hấp nguyên con ngon thì khi đi mua mực bạn cần ưu tiên lựa chọn:
- Mực size nhỏ vừa miệng, hoặc to hơn thì cần tính vừa khéo mỗi người 1-2 con đủ để thưởng thức trọn vẹn hương vị. Kích thước size nhỏ thường từ 5-8cm. Khối lượng vừa đủ cho 1 lần ăn của 1 gia đình có 2-4 người thường dao động từ 0,5kg – 1kg.
- Nên cầm thử mực để xem thịt có chắc không, kiểm tra độ tươi, đàn hồi của thịt, xem rõ phần đầu mực có rời khỏi thân không, có mùi lạ hay nhớt trên thân mực hay không. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những con mực có độ tươi tắn, sáng bóng, không có mùi lạ, phần đầu còn gắn chặt trên thân. Bởi những con đầu đã rời khỏi thân hay có nhớt hoặc mùi lạ đều là những con đã chết hoặc bị hỏng, bị ôi,… khi chế biến ăn sẽ kém ngon.
1.3. Hướng dẫn khử mùi tanh của mực khi mới mua về
Để khử mùi tanh cho mực nguyên con vừa mới mua về, bạn có thể sơ chế luôn bằng cách bỏ mai mực, nội tạng, túi mực; phần đầu thì bỏ mắt, răng mực và rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo. Sau đó, bạn tiếp tục rửa lại mực một lần nữa với một chút rượu gừng là được.
2. Chuẩn bị thêm nguyên liệu phù hợp món mực hấp bia cần làm
Có khá nhiều món mực hấp bia bạn có thể làm như: Mực hấp bia sả, mực hấp bia gừng, mực nướng đá hấp bia, khô mực hấp bia, mực hấp lá ổi, lá lốt, ngải cứu, tía tô, quế, chanh, nước dừa,… Tùy từng món bạn muốn thưởng thức cùng gia đình mà bạn có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu đi kèm để phù hợp với món mực hấp nguyên con với bia cần làm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số gia vị cơ bản như: bột nêm, bột ngọt, gia vị, muối, tiêu, ớt, gừng, sả, hành lá,… Hoặc nước sốt, đá, sỏi để phong phú hương vị độc đáo hơn cho món ăn của mình.
3. Sơ chế nguyên liệu và ướp mực nguyên con
- Các nguyên liệu như lá ổi, lá lốt, ngải cứu, tía tô, chanh, hành lá,… nếu dùng cần nhặt bỏ lá hỏng và rửa sạch, cắt khúc dài nếu cần.
- Các nguyên liệu như gừng, tỏi, hành khô,… cần bỏ vỏ, rửa sạch, băm hoặc thái sợi.
- Các nguyên liệu đi cùng như đá, sỏi,… cần chọn các hòn có kích thước đồng đều, nhẵn mịn, ít dị vật rồi đem rửa sạch, để ráo.
Để ướp mực nguyên con bạn cần chú ý tới kích thước mực:
- Nếu nguyên con size nhỏ thì không cần khứa có thể ướp luôn với một chút gia vị, tiêu, ớt và để khoảng 10 – 15 phút cho ngấm.
- Với những con mực lớn, thớ thịt mực khá dày, việc ướp gia vị cho thấm khá khó thì sẽ có 2 cách. Hoặc là nhét gia vị và các nguyên liệu hấp chung vào trong bụng của mực rồi khi ăn mới khứa. Hoặc là khứa trước một vài đường đẹp mắt để gia vị ướp vào dễ thấm đều từng thớ thịt từ trong ra ngoài. Cách ướp cũng tương tự như trên.
4. 3 cách làm mực hấp nguyên con với bia ngon
Có 3 cách làm mực hấp bia nguyên con ngon bạn có thể thử:
4.1. Hấp cách thủy
Đây là cách làm mực hấp bia chín bằng hơi bia. Thịt mực hoàn toàn không ngâm ngập trong bia. Cách làm này thường cần có xửng hấp, hoặc dùng 1 chiếc bát đặt dưới phần bia, bên trên đặt một chiếc đĩa nhỏ đảm bảo hơi bia bốc lên mạnh và có thể làm chín được mực là được.
Mực sau khi đã ướp thì xếp vào xửng hoặc đĩa. Lót nguyên liệu đi kèm ở bên trên hoặc bên dưới mực rồi bật bếp. Đổ 1-2 lon bia vào nồi rồi đậy nắp nồi, đun trong lửa lớn từ 10-20 phút cho tới khi chín.
4.2. Hấp ngập bia 1/3
Nếu cách làm mực hấp nguyên con với bia theo cách hấp cách thủy thường được áp dụng nhiều tại nhà thì khi ra ngoài quán, hình thức hấp ngập bia 1/3 được áp dụng khá nhiều. Theo đó:
- Mực sẽ được xếp lên đĩa sâu lòng và trình bày đẹp mắt luôn.
- Cho nguyên liệu đi kèm như chanh, ớt, sả, gừng, hành lá lên bề mặt.
- Rót 1/3 lon bia vào đĩa mực đã trình bày rồi bật bếp ga đun trong 3-5 phút rồi tiến hành lật mực để thịt mực được chín đều.
- Khi chín chỉ việc gắp vào bát và có thể chấm thêm.
Cách làm mực hấp bia này giúp bạn thưởng thức mực hấp bia đậm vị hơn, ăn nóng sốt và kích thích khi ngồi cùng bạn bè.
4.3. Hấp cùng đá, sỏi nướng
Tất nhiên, đá và sỏi thì không ăn được nhưng không thể phủ nhận là nguyên liệu đá và sỏi xuất hiện trong các món ăn sẽ giúp gợi trí tò mò, kích thích thực khách tới quán trải nghiệm món mới nhiều hơn. Bên cạnh đó còn có 2 điều thú vị nữa có thể bạn chưa biết là:
- Đá, sỏi có tác dụng quan trọng nhất là giữ nhiệt độ cao và đều trong quá trình hấp mực. Từ đó giúp mực chín nhanh và giòn hơn.
- Đá, sỏi khi nướng lên sẽ giúp tăng thêm hương vị cho món mực hấp. Bởi nó giữ lại nước của bia và nước của mực hòa quyện lại tạo ra một loại nước sốt có 1-0-2, vừa ngọt thanh, vừa mặn, vừa cay nếu cho thêm ớt, sa tế hay mù tạt.
Cách làm mực hấp bia cùng đá, sỏi nướng:
- Đá, sỏi đem nướng cho đủ nhiệt, khi đủ nhiệt đá sẽ đổi màu.
- Xếp đá, sỏi đã nướng vào nồi rồi phết 1 ít dầu ăn lên bề mặt đá, và xếp mực đã ướp lên trên.
- Đổ 1/3 lon bia vào nồi, dải hành lá lên trên mực.
- Bật bếp, đậy vung và chờ trong 5 phút hấp là chín.
5. Trình bày món mực hấp bia đẹp mắt
Đây là bước cuối cùng, nếu hấp theo cách thứ 2 (mục 4.2.) thì không cần trình bày, còn nếu hấp theo cách 1 (mục 4.1.) và 3 (mục 4.3) thì bạn cần trình bày đẹp mắt lên đĩa trước khi đưa lên mâm tiếp đãi người thân, bạn bè hay thực khách. Để trình bày món mực hấp bia đẹp mắt có nhiều cách:
- Cách đơn giản là chuẩn bị một chút rau sống ăn ghém như xà lách, rau diếp, ngò,… hoặc dưa chuột, salad, tỉa thêm hoa cà chua rồi đặt mực hấp bia lên trên. Có thể trang trí thêm ớt và rưới nước sốt lên trên cho đẹp mắt.
- Cách cầu kỳ là trình bày theo một chủ đề, ý tưởng chủ đạo nào đó theo thực đơn của nhà hàng, theo lễ kỉ niệm, tượng trưng cho may mắn, sum vầy, hạnh phúc,… Nhiều nhà hàng còn đặc biệt rưới một số loại nước sốt độc quyền để ăn kèm như sốt phô mai, hạnh nhân, cà chua, sốt me chua ngọt,… rất ngon và đã miệng!
Hãy bắt tay vào làm và cùng thưởng thức ngay! Chúc bạn thành công!