1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách giảm đau mũi họng hiệu quả khi bị mắc cúm

Sau đây là những cách giúp giảm đau cổ họng và ngăn chặn những triệu chứng cảm cúm trở nên nặng hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu bạn mắc cúm, bác sỹ sẽ kê đơn từ 5 – 10 ngày thuốc kháng sinh hoặc tiêm một mũi thuốc kháng sinh. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều trong 1 hoặc 2 ngày tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải dùng đủ lượng thuốc được kê đơn, không nên dừng thuốc khi bạn cảm thấy khá hơn vì vi khuẩn vẫn sẽ chưa được tiêu diệt hết và khiến bạn bị nhờn thuốc.

Súc miệng nước muối

Cho dù bạn bị đau họng do cảm lạnh, hay do bị viêm nhiễm bạn có thể thực hiện ở nhà để làm giảm đau. Một mẹo nhỏ để làm dịu đau họng là một súc miệng nước muối. Hãy thử trộn một thìa cà phê muối vào một ly nước để thực hiện biện pháp khắc phục dễ dàng này, điều này giúp giữ ẩm cho cổ họng và giảm cảm giác ngứa họng. Bạn cũng cần loại bỏ nước muối sau khi súc miệng bằng nước muối.

Xông mũi họng

Hít hơi nước từ máy tạo ẩm hoặc máy xông hơi, cách này giữ mao mạch trong đường hô hấp không bị khô và nhạy cảm hơn do bị viêm và nhờ đó giảm bớt triệu chứng khó chịu. Bạn có thể đạt được kết quả này bằng cách úp mặt xuống một chậu nước nóng và hít hơi sâu bằng mũi để hơi bay vào mũi và họng. Quàng lên một chiếc khăn trên đầu hoặc cổ để hấp thụ bớt lượng hơi thừa và hít thở sâu. Hãy thử cách này trong khoảng 5 tới 10 phút vài lần trong ngày.

Làm ấm cổ họng

Hãy thử tạo gạc giúp bạn làm ấm từ phần bên ngoài cổ họng, bạn có thể dùng gạc ấm để đặt vào cổ họng bằng cách làm ướt khăn bằng nước nóng. Điều này có thể đặc biệt nhẹ nhàng nếu bạn có các hạch bạch huyết ở cổ.

Uống nhiều nước

Khi sốt và đau họng khi nuốt có thể dẫn đến mất nước, điều quan trọng là bạn cần tăng tiêu thụ các chất lỏng. Nước và gừng là những lựa chọn tốt. Tránh các thức uống họ cam quýt có thể gây kích thích một cổ họng bị viêm.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau họng trở nên nặng hơn và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường như gây mất ngủ, khiến bạn khó chịu và không tập trung trong công việc, bạn cần sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, naproxen hoặc tạm thời có thể giảm đau của viêm họng. Các bậc cha mẹ cần nhớ không dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên vì nguy cơ gặp phải hội chứng Reye tuy hiếm nhưng có thể gây tử vong.

Đau họng kéo dài

Nếu bị đau họng kéo dài hơn một tuần hoặc nặng hơn, hãy đi bác sĩ để khám một lần nữa, ngay cả khi xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính. Cũng có thể do một miếng gạc họng không chứa vi khuẩn, và bạn có thể cần phải được kiểm tra lại. Một đau họng dai dẳng cũng có thể là một dấu hiệu của trào ngược axit, bạch cầu đơn nhân, hoặc các hội chứng khác… Trong trường hợp hiếm hoi, một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể là nguyên nhân.

Hồng Hạnh

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Dùng thuốc gì khi trẻ bị sởi

Dùng thuốc gì khi trẻ bị sởi

Uống thuốc gì chữa cảm lạnh tốt nhất?

Uống thuốc gì chữa cảm lạnh tốt nhất?

5 bài thuốc dân gian từ tỏi chữa ho cực hiệu nghiệm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ

5 bài thuốc dân gian từ tỏi chữa ho cực hiệu nghiệm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ

5 mẹo hay giúp cảm cúm biến mất mà chẳng cần dùng kháng sinh

5 mẹo hay giúp cảm cúm biến mất mà chẳng cần dùng kháng sinh

Tổng hợp những mẫu hộp đựng thuốc tiện dụng cho gia đình

Tổng hợp những mẫu hộp đựng thuốc tiện dụng cho gia đình

Các loại thuốc chữa rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay

Các loại thuốc chữa rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất