Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Cảm lạnh là tình trạng khá thường thấy, nhất là trong những ngày mưa bất chợt giữa mùa hè nóng bức. Mặc dù là bệnh thông thường, nhưng để lâu sẽ gây khá nhiều khó chịu cho người bệnh. Vì thế, một câu hỏi đặt ra là chúng ta nên uống thuốc gì để chữa cảm lạnh hiệu quả?
Uống thuốc gì chữa cảm lạnh hiệu quả?
Thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của virut cảm lạnh thông thường. Chỉ dùng kháng sinh khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang, viêm họng hoặc nhiễm khuẩn tai.
Nhìn chung, do không có thuốc đặc trị cảm lạnh, do đó, người bênh cần uống thuốc để chữa trị từng biểu hiện của bệnh, qua đó, khắc phục tình trạng cảm lạnh ở cơ thể chúng ta.
Uống thuốc chỉ có thể chữa các biểu hiện của cảm
Cách giúp bạn nhanh chóng khỏi cảm lạnh
– Bổ sung kẽm
Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm trong thực đơn hàng ngày, giúp các bệnh nhân cảm lạnh khỏi bệnh nhanh hơn những người khác từ 1 – 2 ngày. Nguyên nhân là do “ kẽm ức chế quá trình phát triển và sinh sản của virus cảm trong cơ thể các nạn nhân.”
– Ăn nhiều súp gà
Nước cốt gà có khả năng giảm sốt và hạn chế hoạt động của các virus cảm. Ăn súp gà thật nóng cũng là một cách giải cảm; đồng thời tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu và hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
– Dùng nhân sâm
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những người thường ăn khoảng 200mg nhân sâm/ ngày trong suốt thời gian bị cảm hoặc cúm thường khỏi bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn những người chỉ điều trị theo các cách thông thường (theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Alberta, Canada). Nếu không có nhân sâm nguyên chát, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa nhân sâm như trà, kẹo… cũng có hiệu quả rất tốt, miễn là chúng chứa từ 1,5 – 2% nhân sâm trong thành phần sản phẩm là ổn.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn
Thời lượng ngủ của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống miễn dịch. Cụ thể là những người chỉ ngủ khoảng 4 tiếng/ ngày có hệ thống miễn dịch yếu hơn những người vỗ đẫy giấc (7 – 8 tiếng/ ngày) từ 30 – 40%. Do đó, khi được ngủ đầy đủ cơ thể của bạn có thể đối phó với virus gây cảm cúm tốt hơn
Bổ sung chất gì khi bị cảm lạnh?
– Vitamin E
Những người uống vitamin E mỗi ngày ít bị cảm lạnh hơn những trường hợp dùng giả dược. Nguy cơ mắc bệnh giảm tới 20%. Đặc biệt, số bệnh nhân tránh được nguy cơ viêm đường hô hấp trên ở nhóm vitamin E cao hơn nhóm giả dược. Vitamin E có thể cải thiện hệ miễn dịch của người cao tuổi, nhờ đó hạn chế đáng kể nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp – những yếu tố làm suy nhược và dẫn tới các biến chứng gây tử vong ở người có tuổi. Tuy nhiên, loại vi chất này không phát huy tác dụng đối với các bệnh viêm đường hô hấp dưới.
Vitamin C
Mặc dù vitamin C không ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm, nhưng nhìn chung, với những liều 200mg hoặc nhiều hơn, quãng thời gian bị cảm sẽ được giảm 8%. Điều đó chứng tỏ vitamin C giúp bệnh thuyên giảm.
Kẽm
Tác dụng của kẽm trong việc chống cảm vẫn còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu tìm thấy các viên kẽm giúp giảm giai đoạn bị cúm tới một nửa, trong khi các nghiên cứu khác thì lại không thấy ích lợi của nó. Nếu bạn muốn dùng kẽm, hãy uống 2 tiếng một lần và dừng lại khi các triệu chứng đã hết. Đừng cho rằng dùng càng nhiều càng tốt. Quá liều sẽ có thể gây ngộ độc.
Vitamin D
Do cảm cúm thường tấn công vào những ngày tháng mùa đông âm u, nên một số nhà nghiên cứu tin rằng việc thiếu vitamin D – vitamin của “ánh nắng mặt trời”, có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Trừ khi bạn vẫn thường xuyên tiếp xúc với nắng trong mùa đông, thì có thể dùng thêm các viên vitamin D bổ sung.
Cách chữa cảm lạnh bằng đông y
– Đánh gió
Tóc rối 1 nắm, gừng giã nát sao với rượu, tóc rối tẩm gừng rượu còn nóng, xát nhẹ trên da khi nào thấy da phớt hồng là được. Hoặc có thể luộc trứng gà, lấy lòng trắng trứng, cho đồ bạc vào trong, bọc ngoài khăn vải… Chà nhẹ theo cột sống, từ gáy, cổ xuống thắt lưng, ở giữa và hai bên cột sống, từ giữa trán sang hai bên thái dương, gan lòng bàn tay và bàn chân, bụng và ngực.
Cạo gió là cách chữa cảm lạnh rất tốt
– Xông lá
Với các trường hợp bệnh cảm lạnh không ra mồ hôi, có thể dùng các loại lá có tinh dầu, giúp sát trùng đường hô hấp, như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, cúc tần… để đun nồi nước xông. Tùy theo dược liệu ở từng địa phương, có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp. Cách chữa bệnh cảm lạnh này không được dùng cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước, rong kinh, rong huyết…
– Uống nước lá
Tía tô, kinh giới, vỏ quýt – mỗi thứ 1 nắm, gừng 3 lát (tất cả đều dùng tươi), sắc lấy nước uống cho 2 lần trong mỗi ngày.#
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N