Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Độ phân giải thực ( Native Resolution)
Độ phân giải thực ghi trên thông số kỹ thuật của máy chiếu là Native Resolution hoặc chỉ ghi “Độ phân giải” thì sẽ được hiểu là độ phân giải vật lý tức là số lượng điểm ảnh thực tế trên bề mặt chip DMD ( công nghệ chiếu DLP), hoặc số lượng điểm ảnh được nhà sản xuất cấu tạo trên 3 tấm LCD của máy chiếu sử dụng công nghệ 3LCD.Các loại máy chiếu dùng cho gia đình hoặc cho văn phòng thường có độ phân giải thực ở mức SVGA, XGA và FullHD.
– Full HD là 1080 pitxel
– SVGA là 600 pitxel
– XGA là 768 pitxel.
Độ phân giải tối đa ( Max supported resolution)
Độ phân giải tối đa của máy sẽ là mức độ phân giải ở mức cực đại mà một máy chiếu có khả năng đáp ứng đối với những nguồn tín hiệu mà nó nhận được. Bạn không nên nhầm lẫn độ phân giải tối đa và độ phân giải thực bởi lẽ độ phân giải tối đa máy chiếu sẽ nén hay cắt giảm số lượng pixel trên nguồn tín hiệu đưa đến sao cho nó phù hợp với độ phân giải vật lý để hình ảnh khi trình diện trên màn chiếu có thể xem được.
Máy chiếu có độ phân giải thực cao sẽ có khả năng trình diện hình ảnh đáp ứng được các tài liệu cần chú trọng tới chi tiết, độ chuyển màu mượt mà của các màu sắc như các tài liệu thiết kế, mô hình kĩ thuật, hoặc văn bản text với phông chữ nhỏ.
– Các độ phân giải (native resolution) thường thấy của máy chiếu : SVGA (800 x 600), XGA (1024 x 768), WXGA (1280 x 800), Full HD (1920 x 1080).
– Một số độ phân giải không thông dụng khác như : WVGA (854 x 480), SXGA ( 1280 x 1024), SXGA+ (1400 x 1050), UXGA (1600 x 1200), QXGA (2048 x 1536).
Độ tương phản ( Aspect Ratio)
Độ tương phản được biểu diễn bằng tỷ số giữa các vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh, hay nói cách khác là tỷ lệ giữa phần sáng nhất và phần tối nhất mà máy chiếu tạo ra được. Độ tương phản càng cao thì hình ảnh xuất hiện càng sống động và trung thực hơn. Bạn nên chọn tỷ lệ tương phản từ 400:1 trở lên để có hình ảnh trong. Máy chiếu càng có thông số này cao thì càng có khả năng trình chiếu tốt trong điều kiện sáng, tuy nhiên không phải thông số của máy chiếu nào cũng chính xác.
– Máy chiếu có độ tương phản từ 10000 : 1 trở lên là đủ tốt để trình chiếu trong điều kiện phòng có ánh sáng nhẹ.
– Máy chiếu LCD hiện nay có tỷ lệ tương phản là 2000: 1
– Máy chiếu DLP có độ tương phản cao hơn lên tới 3000:1.
Thông thường, độ sáng được quan tâm nhiều nhất bởi chỉ số này càng cao thì chất lượng hình ảnh càng độc lập với ánh sáng bên ngoài. Đây cũng là căn cứ thể hiện sự khác biệt giữa 2 dòng máy chiếu gia đình và văn phòng.
Tỉ lệ khung hình (Aspect Ratio)
Tỉ lệ khung hình phổ biến của máy chiếu là 16:9 (1.77:1) (hay gọi là tỉ lệ mười sáu-chín) là chuẩn quốc tế của truyền hình độ nét cao, truyền hình không phải kỹ thuật số chất lượng cao và truyền hình màn ảnh rộng analog PALplus.
Những tỉ lệ khung hình phổ biến giúp bạn lựa chọn máy chiếu phù hợp:
- 1.33:1 (4:3) Chuẩn truyền hình và máy tính truyền thống
- 1.41:1 ( giấy A4) Tỉ lệ Lichtenberg √2:1 ~1.4142:1, Kích thước giấy ISO 216
- 1.5:1 (3:2) Phim 135 cổ điển (không dùng cho các hình ảnh chuyển động)
- 1.6:1 (8:5)(aka 16:10) Tỉ lệ màn hình máy tính phổ biến.
- 1.6180:1 (16.18:10) Tỷ lệ vàng
- 1.6667:1 (5:3) Màn hình rộng châu Âu; Phim native siêu 16 mm.
- 1.77:1 hay 1.78:1 ( còn gọi là tỉ lệ 16:9) Video HD; Truyền hình phát sóng kỹ thuật số Hoa Kỳ
- 1.85:1 Màn hình rộng
- 2.39:1 hay 2.40:1 Định dạng Anamorphic hiện tại
Cường độ sáng Ansilumen
Khi máy chiếu mới được sản xuất, độ sáng là thông số được xem xét đầu tiên và quan trọng nhất để xác định chất lượng của một máy chiếu. Tuy nhiên, khi công nghệ ngày một tiến bộ, độ sáng không còn được chú ý nhiều như trước.
– Độ sáng của máy chiếu thường nằm trong khoảng từ 650 đến 5.000 Ansi lumen.
– Những mẫu máy chiếu mini còn có cường độ sáng thấp hơn từ 20 – 500 lumen và có khoảng cách trình chiếu thấp hơn tương ứng; chỉ nên dùng trong phòng tối.
– Với gia đình, nên dùng những dòng máy có chỉ số từ 650 – 1.500 Ansi lumen, nên dùng trong phòng tối
– Những máy chiếu có cường độ sáng từ 2.000 Ansi lumen trở lên thích hợp phòng họp, giảng đường… có thể dùng trong nhiều điều kiện ánh sáng tùy thuộc các model khác nhau.
Khoảng cách đặt máy chiếu ( Throw distance ratio)
Phần mềm tính khoảng cách đặt máy chiếu
Khoảng cách đặt máy chiếu (Throw distance ratio) 1:1, 1:5, 1.8:1… đó là tỷ lệ phóng hình của một máy chiếu được định nghĩa là khoảng cách (Distance), được đo từ ống kính đến màn hình, chia cho chiều ngang màn hình (W) của hình ảnh mà nó sẽ chiếu (D : W).
HH
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam