1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

7 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ. Vậy nguyên nhân nào dãn đến việc bé cứ mãi "cò hương" như thế?

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển một cách khỏe mạnh và cao lớn, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ nuôi bé mãi mà vẫn còi cọc. Nhìn con mảnh khảnh, gầy hơn so với các bạn cùng trang lứa, bố mẹ không khỏi lo lắng nhưng lại không biết phải làm sao. Đầu tiên, muốn tìm ra giải pháp giúp con hay ăn chóng lớn, bố mẹ cần phải biết được nguyên nhân do đâu mà trẻ lại không thể tăng cân. Sau đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm lớn.

Sữa của bé không được pha đúng công thức

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sữa công thức cũng đóng một vai trò quan trọng giúp quá trình phát triển của bé tốt hơn, giúp bé khỏe mạnh hơn. Mặc dù vậy, nếu sử dụng sai sữa công thức, hậu quả mà bố mẹ nhận được đó chính là con không thể phát triển tốt.

Mỗi loại sữa đều có một công thức pha khác nhau, nếu không pha đúng công thức đó, sữa sẽ không thể phát huy hết tác dụng của nó. Một số vị phụ huynh pha sữa công thức cho con rất loãng vì sợ bé táo bón. Tuy nhiên, sữa quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn gây hại cho bé vì bé bị nạp vào một lượng nước quá lớn. Bố mẹ cần pha sữa đúng như công thức đã ghi trên nhãn hộp sữa để bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Bé sinh non

Không cha mẹ nào lại muốn bé được sinh ra đời mà thiếu tháng. Tuy nhiên, việc bé sinh non đôi khi bố mẹ không thể kiểm soát được. Bé chào đời khi mẹ mang thai từ 34-37 tuần được coi là sinh non ở mức độ nhẹ và có thể gặp khó khăn trong việc bú sữa, vì thế mà cơ thể yếu ớt hơn và chưa phát triển được như trẻ sinh bình thường, khả năng ngậm, nuốt và hít thở khi bú sữa cũng gặp khó khăn.

Các bé sinh non sẽ thiệt thòi hơn so với các bé sinh đủ tháng đủ ngày, đủ cân nặng chiều cao. Cũng chính vì vậy mà ở những trẻ này việc chậm phát triển cũng là điều dễ hiểu. Trong trường hợp như thế này, mẹ nên duy trì cho bé bú sữa vì hệ tiêu hóa của bé rất yếu, chỉ có sữa mẹ mới có sẵn các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Bé không được bú thường xuyên

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé. Có thể mẹ không để ý số lần bé bú như trẻ sơ sinh bình thường cần ăn sữa 2 tiếng rưỡi một lần hoặc 8-12 lần trong một ngày.

Nếu bé bú không đủ lượng sữa, về lâu về dài bé sẽ không thể phát triển bình thường được. Một số trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều nhưng nếu bé chưa bú đủ số lần, mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bé bú. Khi bé không được bú đều đặn thường xuyên, cơ thể mẹ cũng không được kích thích để tăng lượng sữa tiết ra, càng làm bé không nạp đủ chất dinh dưỡng và không có hứng thú bú.

Bé đang bị giun

Nhiều trẻ ăn mãi mà không thể tăng cân, nguyên nhân đơn giản là vì giun kí sinh trong ruột đã “ăn” hết chất dinh dưỡng mà bé nạp vào. Mẹ nên sổ giun cho bé định kỳ 6 tháng 1 lần. Còn nếu trẻ còn quá bé, hãy đến hỏi ý kiến của các bác sĩ. Bé hết bị giun quấy rầy sẽ tăng cân trở lại.

Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách

– Bé ăn quá nhiều đạm: Nhiều ông bố bà mẹ cứ cho rằng việc bổ sung đạm cho con là cần thiết, tuy nhiên nếu bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ tạo ra sản phẩm trung gian gây độc, làm gan, thận hoạt động quá sức, bé dễ chán ăn, táo bón. Bé từ 1-3 tuổi chỉ nên ăn 28-30g chất đạm/ngày là đủ, không nên ăn nhiều hơn lượng cần thiết, bé sẽ không thể tăng cân mà ngược lại còn giảm cân và trông rất mệt mỏi.

– Bé ăn quá nhiều chất béo: Trong khi 1g chất bột đường, chất đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè… cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con. Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho vào thức ăn.

– Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây: Việc này sẽ gâythiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ, khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.

– Mẹ chỉ dùng nước hầm xương nấu cháo cho bé: Nhiều mẹ có thói quen ninh xương lấy nước nấu cháo cho con có món ăn ngon ngọt. Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất, gây chậm tăng cân.

Bé thường xuyên ăn cháo dinh dưỡng vỉa hè

Bé ăn cháo được nấu tại nhà là tốt nhất. Mẹ nên hạn chế việc cho con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Cháo nấu ngoài hàng thường có vị ngọt hấp dẫn là do được nêm nếm nhiều mì chính, phụ gia không tốt cho sức khỏe của bé mà ít chất dinh dưỡng. Nếu buộc phải dùng, mẹ nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.

Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…), do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…

Hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tốt hơn.

G.H

(tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì? Vì sao bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò? Khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò

Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì? Vì sao bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò? Khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò

Váng sữa cho bé và những điều cần lưu ý

Váng sữa cho bé và những điều cần lưu ý

Bình sữa Wesser Nano Sliver siêu diệt khuẩn với công nghệ tráng bạc

Bình sữa Wesser Nano Sliver siêu diệt khuẩn với công nghệ tráng bạc

Các loại sữa tươi ít béo cho bé chất lượng tốt, không lo béo phì

Các loại sữa tươi ít béo cho bé chất lượng tốt, không lo béo phì

Sữa XO cho bé dị ứng đạm sữa bò có mấy loại?

Sữa XO cho bé dị ứng đạm sữa bò có mấy loại?

Sự quan trọng của chất béo tới sự phát triển của trẻ (Phần 2)

Sự quan trọng của chất béo tới sự phát triển của trẻ (Phần 2)

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất