Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Cùng Websosanh.vn tìm hiểu về tình trạng dị ứng sữa bò ở trẻ bú mẹ và nhận ngay những lời khuyên hữu ích bạn nhé!
1. Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì?
Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi (tỷ lệ mắc bệnh là 2 – 7,5%). Tình trạng này thường được phát hiện khi khẩu phần ăn của bé có sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò. Có một số trường hợp trẻ không trực tiếp sử dụng sữa bò nhưng vẫn bị dị ứng đạm sữa bò do sữa bò được truyền cho bé qua đường sữa mẹ (0,5%). Biểu hiện trẻ bị dị ứng thường gồm: Ho, khó thở, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau rát và nổi mẩn đỏ.
Trong trường hợp trẻ bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ một phần, trừ khi xuất hiện các triệu chứng báo động. Lúc này, người mẹ cần tuân thủ một chế độ ăn loại trừ đạm sữa bò để đảm bảo sức khỏe của bé.
Một số lưu ý trong chế độ ăn của mẹ gồm:
– Xây dựng một chế độ ăn không có sữa bò, sữa chua, pho mát hoặc các sản phẩm có chứa các thành phần này;
– Không sử dụng các loại sữa từ động vật có vú khác như dê và cừu vì có thể bé cũng bị dị ứng với những loại sữa này;
– Không sử dụng trứng, sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành vì hình dạng protein sữa đậu nành khá giống sữa bò;
– Sử dụng các nhóm thực phẩm không chứa đạm sữa bò: Hoa quả, rau củ, thịt, cá, trứng, đậu, thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc, bơ thực vật, dầu ăn,…;
– Bà mẹ nên bổ sung thêm canxi và vitamin D cho cơ thể.
Nếu mẹ không có sữa cho trẻ bú thì có thể sử dụng sữa công thức đạm sữa bò thủy phân toàn phần hoặc sữa công thức Amino axit. Mẹ có thể sử dụng sữa công thức giảm dị ứng hoặc công thức thủy phân hoàn toàn.
2. Vì sao bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò?
Về tình trạng dị ứng đạm sữa bò, khi cơ thể bé nhận định sai, cho rằng thành phần đạm có trong sữa bò có hại thì hệ miễn dịch sẽ tự động sản sinh kháng thể IgE làm trung hòa các loại đạm này. Trong sữa bò có 2 loại đạm chính gây hiện tượng dị ứng đạm sữa bò là: Đạm Whey và đạm Casein.
Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò có thể do di truyền vì phần lớn các bệnh lý dị ứng thường có tính chất di truyền. Nếu bố, mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng những loại thực phẩm từ sữa bò thì bé sẽ có tỷ lệ cao mắc phải tình trạng này.
Một số trẻ chỉ bị dị ứng khi sử dụng sữa bò trực tiếp. Số khác trẻ có thể bị dị ứng đạm sữa bò kể cả khi bú mẹ. Đó là do sữa bò vẫn có thể truyền qua sữa mẹ đi vào cơ thể của trẻ.
3. Khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò?
Đa số các trường hợp trẻ khi lớn lên sẽ khỏi tình trạng dị ứng đạm sữa bò (khi hệ miễn dịch của bé đã trưởng thành). Tuy nhiên, cần thực hiện một số test dị ứng đạm sữa bò trước khi đưa ra kết luận bé đã khỏi hẳn, có thể ăn những thực phẩm bình thường trở lại. Thông thường, hầu hết trẻ sẽ hết dị ứng đạm sữa bò khi được 3 tuổi.
Cha mẹ không nên chủ quan với tình trạng bé dị ứng đạm sữa bò. Khi phát hiện bé mắc chứng dị ứng này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại bỏ đạm sữa bò khỏi chế độ ăn.