Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Tê nhức chân tay là gì
Tê nhức chân tay là cảm giác các chi bị tê bì, châm chích có thể kèm theo tình trạng khó chịu, đau nhức ở phần xương khớp. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do chân tay bị chèn ép khiến máu khó lưu thông, nhưng cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp phổ biến khác.
2. Nguyên nhân gây tê nhức chân tay
2.1 Thoái hóa cột sống
Trước khi sử dụng thuốc trị tê nhức chân tay, cần xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này. Phổ biến nhất là trạng thái phát sinh từ vấn đề thoái hóa cột sống. Khi đó phần sụn ở các khớp và đốt sống bị thương tổn, cọ xát , bào mòn với rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau nhức, tê mỏi từ cổ xuống tay hoặc từ thắt lưng xuống hai chân.
2.2 Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến dịch nhầy ở phần bao xơ đĩa đệm tràn ra ngoài, làm cho thần kinh cột sống bị chèn ép. Biểu hiện ra bên ngoài chính là tình trạng tê nhức ở các chi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tê nhức chân tay ở những người độ tuổi trung niên, cao niên.
2.3 Thoái hóa khớp
Khi các khớp xương bị tổn thương, thoái hóa và xuất hiện những phần bị bào mòn, chúng sẽ tác động đến các rễ thần kinh và những cơ quan xung quanh, gây đau nhức chân tay.
2.4 Đa xơ cứng
Căn bệnh rối loạn này gây tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương. Khi đó màng lipit bao quanh trục của các tế bào thần kinh bị bào mòn, biểu hiện ra ngoài chính là những triệu chứng như co thắt cơ, mệt mỏi, đau nhức và tê bì tứ chi.
2.5 Hẹp cột sống
Hẹp cột sống là bệnh lý bẩm sinh, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.Các rễ thần kinh chạy dọc cột sống bị chèn ép gây ra tình trạng tê chân tay. Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tắc nghẽn lưu thông máu, khó khăn trong các hoạt động thường ngày.
3. Triệu chứng bệnh tê nhức chân tay
3.1 Tê ở các đầu ngón tay ngón chân rồi lan dần
Ở giai đoạn đầu, tình trạng tê chân tay chỉ đơn giản là cảm giác châm chích, khó chịu, mất cảm giác. Tuy nhiên nếu để kéo dài mà không sử dụng thuốc trị tê nhức chân tay kịp thời thì càng về sau mức độ tê mỏi và đau nhức sẽ càng tăng lên, lan rộng hơn đến các khu vực khác của cơ thể, gây khó khăn trong vận động. Người bệnh có cảm giác rất khó chịu ở các đầu ngón tay, ngón chân.
3.2 Đau vai gáy
Đi kèm với tình trạng tê nhức chân tay có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau vai gáy nếu bệnh xuất hiện do thoái hóa cột sống. Ngoài ra với mỗi bệnh lý khác nhau, người bệnh có thể gặp các biểu hiện khác như: liệt vận động xuất phát từ viêm đa thần kinh, sụt cân nhanh do đái tháo đường. Nếu tê bì chân tay kèm với những vấn đề này, cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể tìm đến giải pháp dùng đai thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp phù hợp.
3.3 Đau dọc dây thần kinh
Với những biểu hiện tê bì chân tay do thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc dây thần kinh, rất khó chịu ngay cả khi nằm, ngồi hay vận động. Ngay khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu này, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín tham gia liệu trình vật lý trị liệu chuyên sâu, điều trị và sử dụng thuốc trị tê nhức chân tay phù hợp.
4. Thuốc đông y trị tê nhức chân tay
4.1. Xương khớp Vinfa (viên nang cứng, cốm)
Nếu đang băn khoăn tê nhức chân tay nên uống thực phẩm chức năng gì, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm xương khớp Vinfa dạng viên nang cứng hoặc cốm. Đây là thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đau, viêm xương khớp và tê bì chân tay do các bệnh lý liên quan. Thực phẩm chức năng trị tê nhức chân tay này được bào chế từ các thành phần là các thảo dược quý trong thiên nhiên. Bao gồm: đương quy, thục địa, cam thảo, bạch truật và rất nhiều đông dược khác. Vì vậy sản phẩm mang tới tác dụng một cách từ từ, an toàn và lâu dài, không gây ảnh hưởng tới các vấn đề sức khỏe khác khi được sử dụng đúng hướng dẫn.
4.2. Lá lốt
Không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm quen thuộc trong gia đình, lá lốt còn được coi là thảo dược hữu hiệu nhờ những tác dụng dược lý quý giá của chúng. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, cay, có tác dụng trừ phong thấp, giảm viêm đau và triệu chứng bệnh tê bì chân tay hiệu quả.
Cách điều trị: Chuẩn bị lá lốt, bạch phấn đằng, ngưu tất nam, cây dền hoang, cây xấu hổ, mỗi loại 30 gam. Sau khi rửa sạch, để ráo, đem đun tất cả lên với hai lít nước với lửa nhỏ. Với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe, những người đang sử dụng dịch vụ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống có thể hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng bài thuốc này song song với liệu trình tại bệnh viện.
4.3. Ngải cứu trắng
Ngải cứu trắng là cây thuốc trị tê nhức chân tay rất dễ kiếm và dễ sử dụng. Theo Đông y, đây là loại cây tính ấm, có tác dụng tăng cường hoạt động lưu thông máu dưới da hiệu quả. Nhờ vậy triệu chứng tê bì chân tay sẽ dần được cải thiện, cho người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đây là cách chữa đau nhức xương khớp và tê mỏi chân tay ở người cao tuổi mà không gây tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng thường xuyên mỗi khi có cảm giác đau mỏi.
Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm ngải cứu và để ráo, sau đó giã nát và rang khô cùng với muối hột. Khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ ra vải thô dày và chườm lên vùng da bị tê bì. Ngoài ra bạn có thể ngâm ngải cứu với muối khoảng 1 ngày rồi dùng lá ngải đắp lên da mỗi khi có cảm giác châm chích, khó chịu.
4.4. Cây trinh nữ
Cây trinh nữ (hay còn gọi là cây xấu hổ) từ lâu đã được sử dụng để chế thành thuốc trị tê nhức chân tay. Theo y học cổ truyền, đây là loại cây có tính ngọt đắng, tính hàn. Rễ cây vị chát, có tác dụng làm giảm viêm đau, thông kinh, hoạt lạc hiệu quả. Nếu thường xuyên bị tê mỏi chân tay, bạn có thể thu thập phần rễ cây trinh nữ, rửa sạch, thái mỏng và đem ngâm rượu để dùng dần. Hàng ngày, dùng 20 gam phần rễ ngâm này sắc 400ml nước cho đến khi cạn chỉ còn 100ml thì đổ ra bát, chia làm 2 lần uống sáng chiều.
4.5. Cây thổ phục linh
Tuy chỉ là cây mọc hoang nhưng cây thổ phục linh lại chính là bài thuốc thuốc trị tê nhức chân tay dân gian vô cùng hiệu quả. Người xưa thường cắt lấy phần thân và rễ, đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy thuốc từ loại cỏ này để điều trị tê bì chân tay, giảm đau nhức xương khớp. Cho đến nay, đây vẫn là bài thuốc được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là ở khu vực miền núi nước ta. Để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, cần kết hợp với các loại thảo dược khác. Bài thuốc hữu hiệu nhất là: dùng 20 gam thân rễ cây thổ phục linh, 10 gam tắc kè đá, 8 gam thiên niên kiện, 6 gam bạch chỉ sắc với nước uống hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể hầm loại cây này với thịt lợn để bồi bổ sức khỏe hoặc đem ngâm rượu xoa bóp chân tay khi có cảm giác tê bì.
5. Phòng chống bệnh tê nhức chân tay
5.1 Tăng cường vận động thể dục thể thao
Cũng như khi phòng chống các loại bệnh lý khác, việc tăng cường vận động, tập thể dục thể thao cũng mang đến tác dụng hạn chế bệnh xương khớp và các chứng tê bì chân tay hiệu quả. Khi có những dấu hiệu tê mỏi bắt đầu xuất hiện, bạn có thể sử dụng dịch vụ.
Một số phương pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tê nhức như tăng cường vận động cơ thể, thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe, tạo được chất đàn hồi tốt.
5.2 Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì thể trạng khỏe mạnh, đẩy lùi các bệnh lý và triệu chứng khó chịu. Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung vitamin cần thiết để đảm bảo cơ thể đầy đủ chất, luôn khỏe mạnh. Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp là giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang sử dụng thuốc nam trị tê nhức chân tay. Bên cạnh đó, đừng quên tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác.
5.3 Sử dụng sức khỏe hợp lý
Lười vận động hay vận động quá nhiều đều gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe, rất dễ gây tổn thương cho hệ xương khớp. Biểu hiện của tình trạng này chính là việc xuất hiện những cơn đau mỏi trên cơ thể, tê bì chân tay. Do đó bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức mạnh, bạn cần chú ý các vấn đề như: không bê vác vật nặng quá sức, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu đi học, đi làm và cần ngồi lâu, hãy tập cho mình tư thế ngồi chuẩn và thường xuyên vận động chân tay nhẹ nhàng.
Cần lưu ý rằng dù là bất kỳ loại thuốc trị tê nhức chân tay nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, đừng quên giữ một lối sống lành mạnh và sử dụng dịch vụ trị liệu tại cơ sở đông y uy tín để điều trị bệnh hiệu quả bạn nhé.