Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở độ tuổi nào ?
Thông thường bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nhiều nhất ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi dịch bệnh bùng phát mạnh khắp cả nước và có dấu hiệu tăng lên thì đã có những trẻ dưới 9 tuổi thậm chí cả người lớn cũng bị mắc dịch bệnh này cho thấy sự diễn biến nghiêm trọng của bệnh dịch.
Bệnh tay chân miệng có lây lan không ? Làm thế nào để phòng tránh ?
CÓ. Bệnh tay chân miệng là một bệnh có lây lan rất nhanh từ người này qua người khác thông qua tiết dịch ở mũi, miệng, ho, hắt hơi, qua phân hay nước bọt của trẻ bệnh. Do đó nếu con bạn có những biểu hiện như nổi ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trên miệng,… thì bạn nên tạm thời giữ trẻ ở trong nhà và cách ly với con hàng xóm để tránh bùng phát dịch.
Nếu trẻ bị chân tay miệng loại nhẹ có thể nhanh chóng tự khỏi còn khi đã có biến chứng nguy hiểm do phát hiện sai muộn, phòng tránh điều trị không đúng cách sẽ dễ dẫn tới viêm màng não, viêm não, tổn thương tim, phù phổi,… thậm chí là tử vong.
Do hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm nên đa phần mới chỉ điều trị cho dứt các triệu chứng gặp phải như sốt, ho, vệ sinh răng miệng, các nốt ban bọng nước trên chân, tay, miệng, nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước hoa quả… và theo dõi chuyển biến.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi ?
Tùy mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh mà trẻ có thể vẫn ăn uống bình thường hoặc biếng ăn. Các mẹ không được bỏ cuộc, phải giúp con duy trì chế độ ăn uống bình thường để trẻ chóng khỏi bệnh.
- Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú bình thường. Tăng dần số lần bú vì trong thời gian trẻ bị bệnh thường không bú được nhiều.
- Còn với những trẻ khác nên cho bé ăn những món ăn bé thích, miễn sao bé thấy ngon miệng là được. Cần làm lỏng thức ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ để bé ăn được nhiều và không bị đau miệng. Không ép trẻ ăn. Không dùng thìa góc cạnh sắc nhọn đút cho trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước hoa quả như cam để tăng sức đề kháng. Cũng nên cho trẻ ăn thêm một số đồ ăn mát như sữa chua, sữa tươi mát. Nếu trẻ thích uống sữa bột, sữa tươi, thích ăn cháo dinh dưỡng, súp,… thì mẹ cứ chiều ý bé.
Cho ăn nhiều không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức. Các mẹ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé sau mỗi lần ăn và để nghỉ tầm 2-3 tiếng mới cho bé ăn cữ tiếp theo. Đồ chơi bé hay chơi và sàn nhà phải luôn được đảm bảo sạch sẽ.
Cứ đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo chính tay mẹ chuẩn bị cùng chân tay con không vi khuẩn thì con sẽ chóng khỏi thôi các mẹ đừng lo nhé!