Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có thể bạn đã nhiều lần cố gắng chuẩn bị để có một buổi phỏng vấn như ý tuy nhiên kết quả lại không như bạn mong đợi. Bạn cũng không có cơ hội gặp lại nhà tuyển dụng để tìm hiểu lí do thất bại do đó rất có thể bạn sẽ không hiểu đã gặp vấn đề gì để thay đổi cho lần phỏng vấn tiếp theo và trở nên bối rối. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm đúc kết được cho là khiến các vị giảm khảo khó tính không lựa chọn bạn, bạn hoàn toàn có thể tránh những lỗi sau để có buổi phỏng vấn thành công.
Trang phục không phù hợp
Điều quan trọng khi lựa chọn trang phục là bạn cần hình dung thật rõ nét về công việc bạn sẽ làm hàng ngày ở vị trí mà mình ứng tuyển, ngoài ra trang phục còn cần phù hợp với văn hóa của công ty đó nữa. Nhà tuyển dụng thường sẽ có cảm giác về việc bạn có phải là người phù hợp với công việc không qua trang phục bạn mặc trong buổi phỏng vấn. Những bộ quần áo sang trọng với áo sơ mi trắng sơ vin cẩn thận và giày da bóng loáng rất hoàn hảo với những vị trí quan trọng nhưng đôi khi không phù hợp với những công việc cần sự năng động.
Ngắt lời người phỏng vấn
Điều này có thể xảy ra nhất là khi bạn cảm thấy căng thẳng, chuẩn bị quá kĩ càng về mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra sẽ khiến bạn có xu hướng trả lời quá nhanh hoặc kết thúc câu hỏi trước cả người phỏng vấn. Bạn cần hiểu rằng nếu ngắt lời người tuyển dụng quá nhiều lần có thể sẽ khiến bạn bị loại vì tính cách nóng vội hoặc tự tin thái quá.
Trước khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn nên nhớ kĩ thái độ nên có đó là thể hiện sự yêu thích, đam mê với công việc và trả lời câu hỏi thể hiện thái độ đóng góp tích cực. Mọi người thường sẽ đánh giá cao những thái độ trên và nhà tuyển dụng cũng có xu hướng như vậy.
Ham muốn thái quá
Một thái độ nhiệt tình thái quá với công việc có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá là kém hấp dẫn hơn so với những ứng viên tự tin và không tỏ ra công việc này là sống chết đối với họ. Thay vào đó sự đam mê, hào hứng hay đánh giá cao công việc sẽ giúp bạn nhận được thiện cảm hơn.
Bạn nên thực hiện vài cách tăng sự tự tin hoặc giữ bình tình khi phản ứng trong buổi phỏng vấn. Hãy nói những điều cho thấy bạn là người có năng lực có giá trị cụ thể và niềm đam mê với công việc thật sự.
Bạn tỏ ra sẵn sàng để được hướng dẫn
Ngoài những công việc đơn giản ra thì đa số những công việc được đăng tuyển đều ghi rằng họ mong muốn tìm người làm tốt vị trí được giao, điều này có nghĩa là ứng viên cần đáp ứng nhu cầu công việc ngay lập tức. Do đó nếu chiến lược của bạn là thể hiện rằng bản thân là người sẵn sàng với việc huấn luyện công việc mới thì có thể sẽ khiến bạn không được lựa chọn.
Hãy nhớ rằng người quản lý, giám đốc thuê bạn là những người vô cùng bận rộn và áp lực công việc rất lớn. Họ mong muốn nhân viên mới sẽ giúp họ làm công việc nhẹ nhàng và tốt hơn chứ không phải dành thời gian để training cho bạn. Một cách dễ dàng tránh yếu điểm này là bạn nên xem xét kĩ những kĩ năng cần thiết của công việc và điền vào CV của mình để tăng khả năng được nhận việc, dĩ nhiên sau đó bạn cần nỗ lực để nhanh chóng đạt được kĩ năng yêu cầu.
Bạn hỏi quá nhiều về quyền lợi
Công ty hoàn toàn không có vấn đề gì khi không có sự góp mặt của bạn, do đó quá chú trọng về quyền lợi của bản thân sẽ không nhận được phản hồi tích cực. Nếu ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên bạn đã cho thấy nhu cầu cá nhân quá nhiều thì quả là không phù hợp, bạn nên giữ lại câu hỏi này sau khi đã nhận được những lời mời làm việc.
Cuối cùng là đừng quên lời cảm ơn tới người phỏng vấn bạn, điều này có thể làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của bạn so với những ứng viên khác không đưa ra lời cảm ơn với người quản lý tương lai của bạn.
H.H
Websosanh.vn
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam