Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Rửa nho đúng cách như thế nào?
1.1 Chia nhỏ chùm nho
Cách rửa nho đúng cách là bạn nên chia nhỏ chùm nho và rửa sạch nho trực tiếp dưới vòi nước. Tách nho cẩn thận từng quả ra khỏi chùm, cách tốt nhất là bạn nên dùng kéo cắt sát phần cuống nho tránh làm trầy vỏ. Ngoài ra, nên tránh cho nho vào chậu khuấy mạnh khiến nho bị dập nát mất đi chất dinh dưỡng.
1.2 Rắc bột baking soda
Sau khi cắt cuống, bạn đổ nho vào chậu dành để rửa hoa quả và rắc bột baking soda lên khắp bề mặt. Bước này giúp loại bỏ những tạp chất và phần nào các hóa chất còn tồn đọng trên vỏ quả.
1.3 Ngâm nho trong tô hoặc thau
Tiếp theo, bạn ngâm nho vào nước sạch và dùng tay trộn nhẹ nhàng. Ngâm khoảng 3 phút cho phần bột baking soda tan hoàn toàn.
1.4 Rửa nho bằng nước sạch
Đổ phần nước này đi và bước tiếp theo là bạn dùng nước sạch rửa lại nho lần nữa.
1.5 Tiếp tục rửa và ngâm nho với một chút giấm
Để đảm bảo nho đã sạch, bạn nên rửa nho lại lần 2 trong nước sạch cho thêm muỗng giấm. Dùng tay đảo nhẹ nhàng và ngâm nho với nước này khoảng 3 phút. Bước cuối cùng là bạn rửa lại nho dưới vòi nước sạch là đã hoàn thành công đoạn rửa nho.
Cách tốt nhất là bạn nên ăn nho ngay sau khi vừa rửa sạch để bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải để tủ lạnh, bạn phải cần biết cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh tươi lâu giữ nguyên dưỡng chất. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên bảo quản loại quả này trong tủ quá 2 – 3 ngày.
2. Ăn nho có nên ăn cả vỏ không?
Ăn nho có nên ăn cả vỏ không là nỗi băn khoăn của nhiều người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần vỏ nho có nhiều công dụng tuyệt vời hơn bạn tưởng.
2.1 Chống lão hóa hiệu quả
Với hàm lượng vitamin và các khoáng chất tự nhiên có trong nho khiến loại quả này có khả năng chống lão hóa rất hiệu quả.
2.2 Phòng chống các bệnh về tim mạch
Một công dụng tuyệt vời phải kể đến là khả năng phòng chống bệnh tim mạch. Đặc biệt, ăn nho đúng cách còn giúp bạn hạn chế chứng nhồi máu cơ tim thường gặp ở người già.
Hàm lượng resveratrol có trong vỏ nho giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa của chất gây xơ vữa động mạch hiệu quả từ đó cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám gói sàng lọc tim mạch chuẩn xác thường xuyên, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học ngăn ngừa hiệu quả.
2.3 Ngăn ngừa căn bệnh ung thư
Ăn nho đúng cách là một phương pháp hay giúp ngăn ngừa các chứng bệnh về ung thư. Thành phần chất trong vỏ nho có hoạt tính ức chế sự phát triển của những tổn thương trước khi phát triển thành u.
3. Người mắc bệnh gì không được ăn nho
3.1 Người bị tiêu chảy
Thành phần trong quả nho có hàm lượng chất xơ cao. Tuy vậy, nếu bạn ăn quá nhiều nho lượng chất xơ sẽ dư thừa khiến bụng khó chịu. Cơ thể không tiêu hóa hết chất xơ dẫn tới ứ đọng gây táo bón hoặc tiêu chảy.
3.2 Người bị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Trong 125ml nước ép nho có tới 25-65 mg vitamin C. Với hàm lượng vitamin C quá nhiều này rất không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Đối với những người mắc các chứng bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn nho và tham khảo thêm về nhóm thực phẩm tốt đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa để cải thiện tình trạng bệnh.
3.3 Người mắc bệnh tiểu đường
100g thịt quả nho chứa khoảng 12g đường dễ hấp thụ. Ăn loại quả này có thể cung cấp năng lượng cho bạn ngay tức thì nhưng mặt trái là lại dẫn tới lượng đường huyết trong máu tăng cao.
3.4 Người đang dùng thuốc hạ huyết áp
Nho có chứa chất ức chế làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc hạ huyết áp. Vì vậy, đối với những người đang dùng thuốc này nên kiêng hẳn hoặc ăn ít nho để tránh phản tác dụng của thuốc cũng như kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Mua thêm máy đo đường huyết nhanh chóng, chính xác giúp phát hiện bệnh kịp thời, ngăn ngừa căn bệnh thời đại phổ biến hiện nay.
Nho là giống quả gần như trồng quanh năm với điều kiện khí hậu phù hợp. Ăn nho đúng cách là phương pháp tuyệt vời giúp bạn luôn khỏe đẹp và tràn đầy năng lượng. Tuy vậy, các loại hoa quả sẽ tươi ngon hơn nếu bạn mua đúng mùa và chọn mua tại những địa chỉ cung cấp hoa quả uy tín.