1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

5 hậu quả khôn lường nếu bạn vẫn giữ tư thế ngồi vắt chéo chân

Nhiều người có thói quen ngồi vắt chéo chân, đặc biệt là nữ giới. Tuy nhiên, ít ai biết đây là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe nhất là khi ngồi lâu.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Ngồi vắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Nhiều người nghĩ rằng ngồi vắt chéo chân sẽ rất lịch sự và quyến rũ, nhưng sự thật là tư thế ngồi này lại có rất nhiều tác hại, đặc biệt nếu bạn thường xuyên ngồi kiểu này và ngồi trong một thời gian dài. Mặc dù không thể tránh hoàn toàn tư thế này nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế. Các hậu quả sau đây chắc chắn sẽ cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác với kiểu ngồi vắt chéo chân.

Gây đau lưng, đau cổ

Hậu quả đầu tiên mà bạn có thể gặp phải khi ngồi vắt chéo chân chính là lưng và cổ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Theo bác sỹ vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình Vivian Eisenstadt, ngồi vắt chéo chân có thể gây đau lưng và đau cổ bởi xương chậu sẽ bị quay lệch. Bạn có thể hình dung như sau: Xương chậu vốn là “nền móng” đỡ lấy cột sống nên việc đặt áp lực không cần thiết lên xương chậu cũng đồng nghĩa với việc bắt hệ thống cơ và xương khớp ở cổ, lưng giữa và lưng dưới cũng phải chịu áp lực. Nếu áp lực được đặt lên xương chậu quá lâu thì chắc chắn nó sẽ gặp vấn đề. Một khi xương chậu gặp vấn đề thì cột sống sẽ không thể khỏe mạnh, và đó là lý do khiến cho lưng và cổ của bạn bị đau.

Nếu bạn chưa từng đau lưng hay đau cổ, hẳn bạn sẽ cảm thấy thờ ơ với việc này. Tuy nhiên, chỉ cần “nếm qua” một lần, bạn sẽ hiểu thế nào là quan trọng khi có một xương sống chắc khỏe.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, nếu bạn cứ tiếp tục ngồi vắt chéo chân trong một thời gian dài và thường xuyên, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, hãy từ bỏ tư thế ngồi này ngay lập tức trước khi quá muộn. Tư thế ngồi lý tưởng nhất là ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng và hai chân vuông góc với mặt đất. Tuy nhiên, rất ít người có thói quen ngồi như vậy mà thường có xu hướng nghiêng về nhiều phía, hoặc bắt chéo chân và khi đó, chỉ 1 chân chịu trọng lượng. Bạn hãy là người sáng suốt và có một tư thế ngồi đúng đắn để không bị các bệnh về xương khớp.

Gây ra chứng tĩnh mạch mạng nhện

Nhiều người không hiểu tĩnh mạch mạng nhện nghĩa là gì. Thực sự chứng bệnh này là các mạch máu nhỏ, nhỏ đến mm, có thể thấy được như hình mạng nhện ở bên dưới bề mặt da. Nếu bạn gặp phải chứng bệnh này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lo lắng không hiểu mình bị bệnh gì, ngoài ra, nó cũng khiến bạn cảm thấy không được tự tin trong giao tiếp khi những người đối diện cứ nhìn chằm chằm vào “mạng nhện” máu trên chân bạn. Theo thống kê của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), có khoảng 55% nữ giới và 45% nam giới tại Mỹ đang mắc chứng này.

Khi nói về nguyên nhân gây ra chứng tĩnh mạch mạng nhện, giới y học chia ra làm 2 nhóm. Một số bác sỹ cho rằng nguyên nhân của chứng tĩnh mạch mạng nhện là do di truyền, quá trình mang thai, tiếp xúc nhiều với ánh sáng Mặt trời hay đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Một nhóm khác, trong đó có Hooman Madyoon – một chuyên gia điều trị các bệnh về tĩnh mạch tại Cedars Sinai Medical Center lại cho rằng chứng bệnh này là do thói quen ngồi vắt chéo chân.Hooman Madyoon đãgiải thích rằng: Việc bắt chéo chân làm tăng áp lực đặt lên các tĩnh mạch dưới chân có nhiệm vụ dẫn máu về tim. Áp lực do chân này tác động lên phía trên chân kia sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu, từ đó làm suy yếu và tổn hại các tĩnh mạch dưới chân. Nếu các tĩnh mạch này bị tổn thương hoặc suy yếu, máu có thể bị tích tụ lại, khiến mạch bị sưng lên và tạo thành mạng nhện tĩnh mạch.

Vì vậy, nếu không muốn mắc phải chứng tĩnh mạch mạng nhện bạn hãy ngừng thói quen ngồi vắt chéo chân.

Gây tăng huyết áp

Việc ngồi vắt chéo chân một cách thường xuyên sẽ là nguy cơ gây tăng huyết áp ở con người. Lý do là vì máu trong chân sẽ được bơm trở về tim ngược chiều trọng lực và đây đã là một công việc tương đối “vất vả” đối với cơ thể. Nhưng khi bạn bắt chân này lên chân kia thì máu sẽ càng khó bơm lên hơn. Do đó, cơ thể phải tăng huyết áp để máu được đẩy lại về tim bạn.

Ngoài ra, khi ngồi một thời gian, bạn sẽ thấy mắt cá chân và chân bị phù nề, cơ thể rất mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, nếu bạn lặp đi lặp lại thói quen này, huyết áp sẽ tăng dần dẫn đến các vấn đề xấu về sức khỏe mạn tính.

Chèn ép dây thần kinh ở chân

Ngồi vắt chéo chân lâu dài sẽ tạo ra cảm giác tê, đôi khi gây mất cảm giác ở chân do dây thần kinh phụ trách cảm giác nằm ở mặt trước đùi bị chèn ép. Theo các nhà khoa học nếu bạn ngồi vắt chéo chân trong một thời gian dài, dây thần kinh tọa sẽ bị co kéo và làm chân tê. Khi đó bạn cần đứng dậy, đi lại để bớt cảm giác tê. Đôi khi gây mất cảm giác ở chân do dây thần kinh phụ trách cảm giác nằm ở mặt trước đùi bị chèn ép. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả thật khó lường. Áp lực khi bắt chéo chân có thể gây tê liệt tạm thời cơ bắp ở cẳng chân và bàn chân, khiến đầu gối không thể xoay được nữa và tạo cảm giác “tê như kim châm”.

Sức khỏe sinh sản

Đối với nam giới, khi ngồi vắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của tinh binh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ngồi vắt chéo chân quá 10 phút.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu có thói quen vắt chéo chân không nên ngồi quá 10 phút và nên thả lỏng chân ra từ 2 – 4 phút mỗi khi ngồi. Nhưng để bảo vệ sức khỏe của bạn, tư thế ngồi tốt nhất vẫn là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì bắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.

GH

Theo healthplus

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Tại sao nằm đệm lại bị đau lưng?

Tại sao nằm đệm lại bị đau lưng?

Chị em nên làm gì khi bị đau bụng kinh?

Chị em nên làm gì khi bị đau bụng kinh?

4 tư thế yoga giúp chị em dễ chịu hơn trong những ngày

4 tư thế yoga giúp chị em dễ chịu hơn trong những ngày "đèn đỏ"

Tension - liệu có thể

Tension - liệu có thể "soán ngôi" dòng cushion thần thánh?

Thông huyết hoàn trị đau xương khớp là loại nào ? Sử dụng có tốt không ? Giá bao nhiêu ?

Thông huyết hoàn trị đau xương khớp là loại nào ? Sử dụng có tốt không ? Giá bao nhiêu ?

Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày

Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất