Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé đã bắt đầu sẵn sang chuyển từ giai đoạn chỉ uống sữa sang ăn dặm. Sự thay đổi trong hình thức bổ sung dưỡng chất cho bé khiến nhiều mẹ lúng túng, bởi ở mỗi bé sẽ có thời điểm không giống nhau và thật khó để biết bé nhà mình đã muốn ăn dặm hay chưa? Rồi cần phải tiến hành việc ăn dặm cho bé ra sao?Dưới đây là 5 bước đơn giản để giúp trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm dễ dàng.
1. Chú ý cảm nhận của bé trong muỗng ăn đầu tiênĐối với bé thì muỗng ăn đầu tiên khi ăn dặm rất quan trọng. Đó là sự trải nghiệm về hương vị và cảm nhận sự thay đổi về kêt cấu của đồ ăn. Ngoài ra, với muỗng đầu tiên bé cũng cần học thêm cách nuốt đồ ăn sệt hơn vì thế nếu thấy bé khó nuốt thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đó là phản ứng tự nhiên. Chỉ cần tiếp tục cố gắng và kiên nhẫn cho bé nếm tiếp các muỗng tiếp theo.
Thực tế thì bé đã có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4, nhưng để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé thì bố mẹ cần phải lưu ý đến nguyên liệu để nấu món ăn dặm. Hệ tiêu hóa của bé sẽ chưa tiêu hóa được tinh bột hoàn toàn, vì vậy tránh sử dụng gạo lõi để nấu. Nên lựa chọn gạo nguyên cám để chế biến đồ ăn cho bé bởi nó có lượng chất xơ tự nhiên hỗ trợ bé tiêu hóa tốt tinh bột hơn. Với các loại rau củ cần phải xay nhuyễn và nấu thật chín.
Bé có thể từ chối ngay từ muỗng đầu tiên
Bé sẽ dần cảm nhận được hương vị, thế nên bố mẹ nên xây dựng một thực đơn đa dạng để bé không cảm thấy chán ăn. Trong những bữa ăn dặm đầu tiên cho bé bố mẹ nên sử dụng các loại nguyên liệu sau: gạo nguyên cám, khoai lang, cà rốt, cải xanh, súp lơ, củ cải, đậu Hà Lan. Tới tháng thứ 6 trở đi, khi bộ máy tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn chỉnh hơn thì mẹ nên bổ sung các vitamin cho bé từ hoa quả tươi. Hãy cho bé ăn chuối, táo lê…các loại trái cây có vị ngọt sẽ kích thích bé muốn ăn hơn.
Lưu ý: Dù trong thời gian đầu này sẽ gặp nhiều khó khăn và bố mẹ có thể cảm thấy bực bội khi bé từ chối ăn nhưng hãy tích cực. Bố mẹ nên mỉm cười và thư giãn điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bắt đầu với thử thách “ăn dặm” đấy!
2. Chú trọng vào bữa sáng
Chúng ta đều biết rằng bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Hãy tập cho bé thói quen ăn sáng ngay từ đầu. Với bữa ăn này, ngũ cốc là sự lựa chọn hợp lý. Với công thức gồm đầy đủ các dưỡng chất, chứa ít muối và đường, được đóng gói sẵn tiện lợi cho bố mẹ và có độ mềm, mịn phù hợp với bé. Dù vậy, mẹ hãy cho bé uống sữa trước khi tiến hành cho bé ăn bữa ăn dặm đầu tiên. Bởi lẽ, giai đoạn này, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn cung cấp các dưỡng chất chính cho bé.
3. Thực đơn có thêm nhiều hương vị mới
Bé có khảnh ăn hay không phần lớn nguyên nhân là do bố mẹ tạo thói quen từ khi còn nhỏ. Vì vậy, đẻ bé có cơ hội “nếm” được nhiều món và dễ dàng thích nghi với nhiều món hơn thì ngay khi bước vào thời kì ăn dặm bố mẹ hãy cho bé thử nhiều loại thực phẩm. Với đồ ăn, ngoài các món đã nói ở bước 1 thì các mẹ nên cho bé ăn các loại quả có hương vị độc đáo như xoài, bơ. Còn rau quả thì nên cho bé ăn các loại có vị mạnh như cải, cà chua… để bé phát triển vị giác.
Thực đơn có thêm nhiều hương vị mới
Lưu ý: Nếu bé từ chối các thực phẩm có mùi vị đặc biệt, bố mẹ có thể trộn nó với món ăn mà bé thích.
4. Thêm vào thực đơn cá, thịt, trứng, sữa
Sau 3 bước trên, bé đã quen với hương vị của rau quả. Ngoài việc bổ sung vitamin và chất xơ thực vật thì protein là dưỡng chất không thể thiếu. Thịt, cá, trứng, sữa sẽ đem lại cho bé chất dinh dưỡng này. Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy trộn thịt, cá với loại rau bé thích. Gợi ý cho sự kết hợp này là: thịt bò với cà chua, thịt gà với cà rốt. Nếu thích có thể cho thêm một chút pho mát để tăng độ ngậy cho món ăn giúp bé mau “quen miệng” hơn.
Thêm vào thực đơn cá, thịt, trứng, sữa
Lưu ý: Có thể làm món trứng trộn với bơ và sữa nhưng mẹ cần đảm bảo món này được nấu chín để phòng tránh cho bé nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
5. Tạo thói quen cho bé
Sau 4 bước này, bố mẹ đã thành công đến 80% trong việc chuyển sang chế độ ăn dặm cho bé. Bướ 5 cũng là bước quan trọng nhất chính là việc tạo thói quen cho bé. Cần phải đảm bảo bé có 3 bữa ăn mỗi ngày. Sau một thời gian, bố mẹ sẽ thấy rằng bé không đòi uống nhiều sữa như trước nữa, bởi lẽ bé đã được cung cấp các dưỡng chất từ bữa ăn dặm rồi. Bố mẹ hãy lưu ý, cho tới sau 1 tuổi bé vẫn cần tối thiểu 600ml sữa hàng ngày. Và chỉ cho bé ăn dặm khi đảm bảo được lượng sữa này. Từ tháng thứ 8, bắt đầu thay đổi dần độ mịn của món ăn, có thể để nó hơi sần sật giúp bé bắt đầu tập nhai.