Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tết đến xuân sang mọi điều may mắn, vạn sự suôn sẻ hẳn là mong muốn của tất cả mọi người. Các nước châu Á ăn Tết như thế nào và món tết đổi vận là gì? Hãy cùng Websosanh thực hiện chuyến du ngoạn ẩm thực độc đáo, thú vị trong bài viết sau nhé.
1. Món Tết đổi vận bánh chưng – Bánh tét – Việt Nam
Bánh chưng, bánh tét là hai món ăn truyền thống đặc trưng và thân thuộc với người dân Việt Nam vào ngày Tết. Đây là món tết đổi vận thân thuộc đại diện cho trời và đất.
Hai món bánh có thành phần nguyên liệu tương đối giống nhưng lại khác nhau về hình dáng, cách gói Bánh chưng hình vuông đặc trưng ở miền Bắc, bánh tét thì hình trụ đặc trưng ở miền Nam. Không những được dùng nhiều vào ngày tết mà món ăn này thể hiện lòng thành của con cháu luôn biết ơn và hướng về tổ tiên trong những ngày lễ, giỗ. Vì thế, sẽ chẳng là ngạc nhiên khi trên bàn thờ gia tiên luôn dâng hai loại bánh này một cách trang trọng đặt cạnh đĩa mâm ngũ quả. Dẫu mỗi miền có một kiểu bánh khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa, một tấm lòng.
2. Dưa hấu – Việt Nam
“Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ”. Chỉ một câu hát nhưng ta có thể thấy được sự hòa hợp đến lạ lùng, nếu ở trên đã có bánh chưng xanh thì làm sao có thể thiếu được dưa hấu đỏ. Sự kết hợp hài hòa với các loại trái cây theo mùa, tươi mọng, đặc biệt ý nghĩa cho thấy sự hòa thuận, may mắn và tốt lành. Mọi gia đình đều chọn mua cho mình một quả dưa hấu to tròn và căng mọng để năm mới mọi việc đều tròn trịa và vẹn toàn.
3. Canh khổ qua – Việt Nam
Người Việt Nam thường quan niệm rằng canh khổ qua là món ăn may mắn ngày Tết, vì cũng như cái tên “khổ qua” của nó là mọi sự khổ cực, khó khăn, trắc trở của năm cũ sẽ qua đi hết. Canh khổ qua sẽ xua tan những nỗi khổ cực, những điều không tốt lành để chào đón sự may mắn, an lành của một năm mới đến. Đa phần mâm cỗ của người Việt Nam đều có canh khổ qua vừa mang lại may mắn lại thơm ngon hấp dẫn.
4. Món Tết đổi vận thịt kho tàu – Thịt đông – Việt Nam
Thịt kho Tàu, một món ăn không còn xa lạ trong danh sách các món ăn ngày Tết. Nồi thịt kho đại diện cho sự hài hòa của âm dương hòa quyện kết hợp, miếng thịt vuông vức còn quả trứng tròn trịa tạo nên sự hài hòa, ấm cúng của gia đình. Miền Nam thường là thịt kho hột vịt nhưng với không khí lạnh thì người Bắc lại chọn cách nấu thịt đông tạo nên sự khác lạ đặc trưng của mỗi miền.
5. Gà luộc – Việt Nam
Tết đến chính là cơ hội tuyệt vời nhất để ông, bà, con, cháu quây quần đông đủ bên nhau, để nhớ về tổ tiên, về những người đã khuất và thật sự không có gì thành kính hơn khi trên mâm cơm cúng được bày thêm một con gà luộc. Vừa là loại thực phẩm có độ dinh dưỡng cao vừa đem lại vận may và tài lộc cho gia đình. Một con gà óng mượt, vàng tươi sẽ đem lại sự may mắn trôi chảy.
6. Cá và bánh bao – Trung Quốc
Vào ngày Tết người Trung Quốc thường chọn cá và bánh bao. Đây là bữa ăn rất quan trọng với người Trung Quốc, tất cả các thành viên tụ họp bên nhau và ăn bữa ăn đầu tiên của năm mới. Sự hội họp sum tụ vào ngày đầu tiên của năm là điều mà tất cả các gia đình Trung Quốc đều làm vài ngày tết.
7. Canh Tteokguk – Hàn Quốc
Món ăn may mắn ngày Tết của người Hàn thường là canh Tteokguk. Canh gồm có bột gạo, nước là nước xương bò, thịt bò và hành hoa. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thưởng thức canh Tteokguk kèm với kim chi cải thảo hoặc là kim chi củ cải để cầu mong may mắn cho năm mới. Bạn nhất định phải thử qua món ăn tết truyền thống này của Hàn Quốc nhé!
8. Bột và sữa ngựa – Mông Cổ
Mông Cổ cũng có Tết âm lịch như ở nước ta. Món tết đổi vận của người Mông Cổ là bột và sữa ngựa. Đây chính là những chiếc bánh bao thơm ngon nhân thịt cừu và thưởng thức cùng sữa ngựa. Cả gia đình sẽ ngồi ăn cùng nhau cầu cho năm mới sung túc, bình an.
9. Món Yu Sheng – Singapore và Malaysia
Yu Sưng là món ăn ngày Tết của người dân Singapore và Malaysia. Đây là món gỏi rau củ bào sợi (đu đủ, khoai môn,…) kết hợp cùng với cá hồi sống. Món ăn sẽ được trộn đều nhưng không được làm rơi ra ngoài để cầu phát đạt và kèm thêm cà rốt để cầu thêm sự may mắn.
10. Món lạp – Lào
Ngày tết của người Lào diễn ra vào ngày 14 đến ngày 16 tháng 4. Người Lào sẽ ăn cơm nếp với món ăn làm từ thịt gà hoặc thịt bò tươi. Món này được gọi là món lạp hay lộc. Đúng như tên gọi của nó, người Lào hy vọng rằng trong năm mới của mình sẽ nhận được nhiều lộc, nhiều may mắn, nhiều niềm vui hơn. Món lạp không thể thiếu trong bữa ăn của người Lào vào ngày Tết.
11. Món cà ri – Campuchia
Nói đến Campuchia thì phải nói đến cà ri. Đây là món ăn yêu thích vào ngày Tết của người Campuchia. Món cà ri này thường có vị cay nồng cực kỳ hấp dẫn.
Ngày tết đến gần, chúng ta nên lên thực đơn món ăn cho ngày tết để rước lộc vào nhà, may mắn, thành công nhé. Ngoài những món ăn quen thuộc, truyền thống của Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm một số món tết đổi vận mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn nhé.