Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Hành muối
Dưa hành rất quen thuộc với người miền Bắc
– Nguyên liệu:+ Hành tím: 500 gr+ Đường, muối, dấm trắng+ Nước lọc, nước vo gạo.
– Thực hiện:+ Hành tím khi mua về cho vào nước vo gạo, ngâm qua đêm. Sau đó bóc sạch vỏ hành và rửa qua bằng nước lạnh vài lần cho sạch.+ Tiếp tục cho hành vào nước lọc ngâm khoảng nửa ngày.+ Pha hỗn hợp gồm: nước lọc (lượng vừa đủ để ngâm 500 gr hành), 5 thìa đường, 4 thìa dấm, 1,5 thìa muối và đun sôi. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội ở mức ấm.+ Tráng sạch lọ thủy tinh đựng hành qua nước sôi nóng già để tránh hành muối bị nổi váng.+ Hành sau khi đã ngâm đủ thời gian, vớt ra để ráo nước rồi xếp vào lọ, cùng với ớt tươi (nếu thích có vị cay nhiều thì thái lát ớt cho vào), đổ hỗn hợp nước ấm bao gồm đường, dấm, muối cho ngập hết mặt hành.+ Đậy kín lọ hành, sau khoảng 4-5 ngày là có thể ăn được.
– Lưu ý: Nếu hành muối bị quá chua thì trước khi ăn các bạn trộn thêm 1 chút đường, muối cho vừa miệng ăn rồi xóc đều.
2. Dưa kiệu
Dưa kiệu
– Nguyên liệu:+ 1 kg củ kiệu+ 2 muỗng canh muối hạt+ 1 muỗng cà phê phèn chua+ Giấm trắng+ 350g đường
– Cách làm:+ Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.+ Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.+ Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.+ Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.+ Lúc này xếp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn.
– Lưu ý:+ Cách này phải chờ lâu nhưng lại để được lâu hơn cách ngâm giấm.+ Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
3. Dưa góp
Dưa góp có vị chua chua, cay cay, giòn giòn
– Nguyên liệu:+ Cà rốt+ Su hào+ Dưa chuột+ Tỏi+ Muối, đường, giấm, nước mắm
– Cách làm:+ Cà rốt, su hào nạo vỏ rồi xắt sợi dài+ Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều.+ Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút thì vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.+ Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 bát to. Thêm dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào rồi đảo đều. Để khoảng 2-3 tiếng là có thể ăn được ngay.
4. Dưa món
Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung. Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường.
Dưa món là món ăn quen thuộc của người miền Trung
– Nguyên liệu:+ 01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)+ 02 thìa canh vừa phải muối biển .+ 01 thìa cà phê đường trắng
– Cách làm:+ Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.+ Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.+ Su hào gọt vỏ, bỏ phần già. Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm, dày 1 cm.+ Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước.+ Cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).+ Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào.
– Lưu ý: Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua.
5. Dưa giá đỗ
Dưa giá của người miền Nam rất giàu chất xơ
Dưa giá là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa cơm ngày Tết của người Miền Nam. Vị chua dịu của dưa giá giúp kích thích vị giác và nhờ đó mà trung hòa bớt vị mặn của các món kho, lại cung cấp nhiều chất xơ.
– Nguyên liệu:+ 200g giá+ 1/2 củ cà rốt (khoảng 30g)+ 30g hẹ
– Cách làm:+ Hẹ rửa sạch, cắt khúc.+ Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi.+ Giá rửa sạch.+ Pha hỗn hợp nước ngâm với 250ml nước lọc, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối, khuấy tan, nêm thấy vị lợ lợ, nhàn nhạt.+ Cho giá, hẹ, cà rốt vào nước ngâm, trộn đều, đậy kín. Để nửa ngày hoặc 1 ngày là chua vừa ăn.
– Lưu ý: Nếu muốn nhanh ăn được thì trộn dưa đều, khi dọn ra thì rưới thêm ít dấm cho có vị chua nhẹ. Cách làm dưa giá đơn giản, nhanh ăn được hơn các loại dưa muối khác, dùng kèm với các món kho (thịt kho, cá kho) rất hợp, kích thích vị giác, cung cấp chất xơ và cân bằng vị mặn đậm đà của món kho.
T.H
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam