Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Không dùng kem chống nắng hàng ngày
Nếu bạn nghĩ rằng kem chống nắng chỉ dành cho những ai đi biển, chơi thể thao nhiều tiếng đồng hồ ngoài trời, hoặc đơn giản là không thích đen da thì có lẽ bạn đang sai lầm. Chống nắng không phải là chống chọi với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng, mà thật ra là chống chọi với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm trong đó: tia UVA (là thủ phạm chính khiến da lão hoá, nhăn nheo, lại còn làm da tối màu đi nữa) tia UVB (chuyên gây cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da sau này).
Sự thật của chống nắng không phải là “chống chọi” với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng 40 độ C, mà thật ra là “chống chọi” với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm trong đó: tia UVA (là thủ phạm chính khiến da lão hoá, nhăn nheo, lại còn làm da tối màu đi nữa) tia UVB (chuyên gây cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da sau này). Kể cả bạn mặc như “ninja”, ngồi trong phòng lạnh hay ngồi trong những nơi tưởng chừng an toàn như ô tô, trong nhà thì bạn vẫn có thể bị những loại tia nguy hiểm này tác động.
Chỉ thoa kem chống nắng 1 lần/1 ngày
Hầu hết những người mới dùng kem chống nắng, thậm chí là những người đã dùng lâu rồi đều có thể mắc phải sai lầm này. Một phần, chúng ta nghĩ rằng kem chống nắng có thể bảo vệ chúng ta cả ngày dài, phần nữa chúng ta chủ quan và phần còn lại là muốn tiết kiệm chi phí khi sử dụng kem chống nắng (giá của một tuýp kem chống nắng không phải là rẻ, muốn có loại tốt để dùng chúng ta phải bỏ ra vài ba trăm nghìn, thậm chí nhiều hơn)
Sự thật là kem chống nắng chỉ có thể bảo vệ chúng ta tốt nhất trong vòng 2 giờ, sau đó, chúng ta phải thoa lại, đặc biệt là sau khi tập thể dục hay tham gia các hoạt động liên quan đến nước. Đừng quá tiết kiệm bởi nếu không muốn về già làn da bị nhăn nheo và lão hóa nhanh.
Không sử dụng các biện pháp hỗ trợ kem chống nắng
Đúng là kem chống nắng có tác dụng bảo vệ làn da bạn dưới tác động của ánh nắng mặt trời nhưng khả năng bảo vệ của nó không phải là 100 %, kể cả những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên cũng chỉ có thể bảo vệ được khoảng 96% mà thôi. Ngoài ra, thời gian mà kem chống nắng có thể bảo vệ làn da của chị em cũng không quá dài. Bởi vậy, để có thể phát huy tối đa công dụng của kem chống nắng, các bạn nên kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ khác.
Khi ra đường đừng bao giờ quên sử dụng khẩu trang, kính mát, găng tay, áo chống nắng, váy chống nắng, mũ rộng vành; hãy thường xuyên uống đủ nước, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt cho da, giúp da luôn khỏe mạnh, căng tràn sức sống như dưa chuột, bơ, cà chua, cam, canh, sữa chua, sữa tươi, dầu ô liu, dầu lạc, các loại cá chứa nhiều omega3,…
Không bôi kem đúng trình tự
Đừng nghĩ là kem chống nắng thoa thế nào cũng được. Kem chống nắng hoá học (chứa avobenzen, octinoxate, oxybenzone) cần tiếp xúc trực tiếp với da thì mới phát huy tác dụng. Trong khi đó, kem chống nắng vật lý (titanium dioxide, zinc dioxide) thì đơn giản hơn, vì nó phát huy tác dụng ngay lúc bạn bôi, nên không quan trọng bạn thoa kem lúc nào (miễn là trước khi ra khỏi nhà, tất nhiên rồi).
Mỗi người có một ý kiến khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên lời khuyên phổ biến nhất và hiệu quả nhất đó là bôi kem chống nắng sau tất cả các bước chăm sóc da. Ngoài ra, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao nên bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bước thoa kem dưỡng ẩm vì trong các loại kem chống nắng đã có sẵn thành phần dưỡng ẩm rồi.
Không bôi đủ liều lượng
Hãy tưởng tượng kem chống nắng là chiến binh bảo vệ cho da bạn bởi vậy nếu không đủ liều lượng thì nó sẽ không thể bảo vệ bạn hoàn toàn được. Bạn có thể tiết kiệm kem nền, kem dưỡng đắt tiền, nhưng với kem chống nắng thì đừng bao giờ tiết kiệm.
Để bôi được nhiều kem chống nắng mà không bị bí bách và sốt ruột thì tớ thay vì quệt cả vốc lên mặt bạn nên bôi làm 2-3 lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia. Bạn nên chú ý nhiều vào phần má vì phần này da mỏng, lại có diện tích lớn nên dễ sinh nám và tàn nhang khi bị phơi nắng nhất!
– Để bôi kem chống nắng cho toàn thân, bạn cần đếu liều lượng tầm bằng 1 shot glass hoặc một quả bóng đánh gôn hay bóng bàn.
– Để bôi kem chống nắng cho mặt, bạn cần bóp một lượng kem có đường kính tầm 2-3cm, tầm một thìa cà phê con con, hoặc bằng đồng xu.
Thực hiện các hoạt động làm giảm tác dụng của kem chống nắng
Để kem chống nắng phát huy tác dụng bảo vệ da mộ cách tốt nhất, bạn cần tránh sai lầm khi sử dụng kem chống nắng trong những hoạt động làm kem chống nắng giảm hẳn tác dụng như:
– Tiếp xúc nhiều với nước: Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy, sau khi tắm, cần thoa lại một lớp mỏng kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn.
– Vận động thể lực nhiều: khi vận động thể lực nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra làm trôi kem chống nắng, đó là cách mà kem chống nắng mất đi khả năng chống nắng tối ưu.
– Dùng kem chống nắng kết hợp các loại thuốc bôi ngoài da khác: Sai lầm này không chỉ gây ra những tương tác làm giảm tác dụng bảo vệ của kem chống nắng, tác dụng trị bệnh của thuốc mà còn có thể gây nên hiện tượng kích ứng trên da nữa. Bạn chỉ có thể kết hợp kem chống nắng với các sản phẩm dưỡng da khác.
Chỉ bôi mỗi mặt
Nhiều người có thói quen chỉ bôi kem chống nắng vào mặt, tuy nhiên những chỗ khác bạn cũng nên bôi, ví dụ như cổ, tay, chân… Phụ nữ hiện đại thường chăm sóc tay và cổ rất kĩ vì đó là những bộ phận thể hiện tuổi tác nhanh và rõ nhất. Bởi vậy, bạn nên chăm sóc kĩ phần này. Ngoài ra, trên khuôn mặt bạn cũng nên chăm sóc cho đôi môi, tác động của các tia cực tím cũng sẽ làm môi của bạn thâm đi đấy.
Dùng chung một lọ kem chống nắng cho mặt và toàn thân
Da mặt và da trên thân thể chúng ta hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn không nên chỉ dùng chung một lọ kem chống nắng cho cả mặt và toàn thân đâu.
Kem chống nắng dành cho da toàn thân thường rất nhiều chất dầu, nếu bôi lên mặt sẽ gây khó chịu, nhờn dính vừa giảm tác dụng bảo vệ da của kem chống nắng. Bởi vậy, bạn nên sắm 2 lọ kem chống nắng dành riêng cho mặt và toàn thân.
Quá tin tưởng vào khả năng chống thấm nước của kem chống nắng
Nhiều kem chống nắng có khả năng chống nước, tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà thỏa sức bơi lội. Nếu bạn vận động mạnh, ra mồi hôi nhiều và tiếp xúc với nước thường xuyên thì ngay cả những loại kem chống nắng chống nước cũng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn được.
– Nếu kem có ghi “very water resistant”, bạn có tầm 80 phút bảo vệ trong điều kiện ra mồ hôi hoặc bơi lội.
– Nếu kem có ghi “water resistant”, bạn chỉ có tầm 40 phút bảo vệ sau khi đã làm ướt người mà thôi.
Mua kem chống nắng với SPF cao nhất có thể
Như các bạn đã biết, chỉ số SPF là chỉ số chống nắng thường gặp trên các bao bì sản phẩm. Hầu hết các chuyên gia về da đều khuyên là nên dùng kem chống nắng với SPF 30 trở lên. Chẳng có một quy tắc chìa khoá hay chỉ số vàng nào quy định con số chính xác, nhưng có một mệnh đề đã được chứng minh: SPF 60 không có nghĩa là tốt gấp đôi hoặc kéo dài thời gian phơi nắng gấp đôi so với SPF 30.
Khi bạn sử dụng kem chống nắng đủ lượng thì SPF 30 đã chặn được 96% các tia UVB có hại rồi. Qua quãng đó thì khi bạn tăng chỉ số SPF, hầu như cũng không thấy nhiều khác biệt lắm (SPF 50 thì chặn được 98% còn SPF 75 thì chặn được 99%). Có một điều chắc chắn là chỉ số có cao đến đâu cũng không chặn được cả 100%, vì vậy không nhất thiết là cứ phải chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam