Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nói chuyện với trẻ
Sau khi sinh, bạn có thể nói chuyện phong phú cho bé nghe. Chỉ và dạy tên từng đồ vật xung quanh cho bé. Bé được hỏi, nói chuyện nhiều từ tấm bé khi lớn lên sẽ có khả năng nói chuyện đến ngạc nhiên.
Ẵm bế bé ra ngoài
Bế ắm bé đi ra ngoài, nói kể cho bé nghe nhiều về các đồ vật bé nhìn thấy. Khi đi ra ngoài, không phải chỉ bé đặt bé trong xe nôi đẩy đi mà hãy bế bé bằng đôi tay của mẹ thì tốt hơn. Kề da áp thịt với bé, được nghe tiếng nói âm thanh bên ngoài, trẻ sẽ lớn thành em bé thông minh.
Trẻ có khả năng tư duy mạnh mẽ từ 2 tuổi
Kể chuyện cổ tích
Hãy kể cho bé nghe nhiều chuyện cổ tích. Không được nghĩ rằng chuyện cổ tích toàn chuyện nói dối, không logic kiểu như cậu bé sinh ra từ quả đào, hoặc vặt cái bướu trên má đi dễ dàng, hoặc là vãi tro lên cây lại nở hoa… những cái thiếu thực tế.. nghĩ như vậy là không nên. Chuyện cổ tích càng có tính phi hiện thực, lại càng làm cho trẻ phát triển khả năng lý giải thế giới trừu tượng, thế giới hư cấu, thế giới không tưởng. Tranh vẽ, tiểu thuyết cũng đều toàn là sản phẩm tưởng tượng ra, đâu có thật. Nếu không lý giải thế giới hư cấu, thì văn hóa không có tính sáng tạo. Con người trần tục quá không hiểu được nghệ thuật.
Một hiệu quả nữa của việc cho trẻ nghe chuyện cổ tích, đó là, trẻ nghe bằng tai và lý giải câu chuyện. Trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện, tưởng tượng ra bối cảnh. Nếu như mẹ kể diễn cảm, bé cười, bé hồi hộp, hoặc ngân ngấn nước mắt… tức là tấm lòng cảm nhận câu chuyện trong bé cũng được lớn dần lên theo. Cứ như vậy, bé trở thành người biết lắng nghe câu chuyện mà người khác nói, khi đi học, sẽ biết lắng nghe lời thầy cô giáo giảng/ nói.
Cho bé tự trải nghiệm những điều bé thích thú để trí lực được phát huy
Cho xem sách tranh
Từ khi bé khoảng 4,5 tháng hãy mở trang sách tranh trước mắt bé, nói đơn từ, từ đơn giản về hình vẽ trong sách cho bé nghe. Chỉ cần trong một thời gian rất ngắn là được. Không phải là đưa cho bé quyển sách rồi bé muốn làm gì thì làm. Hãy mở quyển sách ở đúng tầm mắt bé nhìn thấy, và mẹ phải nói/đọc/kể cho bé nghe về hình vẽ trong sách. Làm như vậy, mới đầu thì trẻ có vẻ chả quan tâm gì lắm, nhưng chắc chắn trong não trẻ hình thành đường phản hồi với sách tranh, khoảng trên dưới 1 tuổi, nhìn thấy sách tranh là bé tỏ thái độ rất sung sướng.
Khi trẻ 18 tháng mới cho bé xem sách tranh, bé không có biểu lộ quan tâm gì tới sách cả thì cần kiên nhẫn vì đây là điều bình thường. Thực ra, đột nhiên muốn bé thành đứa trẻ yêu thích sách ngay là điều không thể. Trong một thời gian dài, hàng ngày cho bé nhìn/ xem sách tranh, dần dà mới hình thành đường phản hồi trong não về sách, phải chờ tới khi đó mới thấy bé có biểu hiện thích sách.
Làm quen với bài hát nhạc hay, tranh đẹp
Mỗi ngày cho bé nghe 1,2 lần những khúc nhạc nổi tiếng. Và trong phòng nên treo một vài bức tranh đẹp, hoặc tác phẩm điêu khắc. Không phải chỉ có treo lên tường là xong, mà quan trọng là kể cho bé nghe về bức tranh, tác phẩm điêu khắc đó. Tranh thì nên treo thay đổi những bức khác nhau. Ít nhất mỗi tháng thay tranh một lần thì hơn.
Hàng ngày dẫn con đi bách bộ
Bé lên 1, 2 tuổi, hãy dắt bé đi bộ hàng ngày. Khoảng thời gian này, không phải chỉ dắt bé lẽo đẽo đi bộ ngoài đường, mà hãy vừa đi vừa nói chuyện với bé. Bé nhìn thấy cái gì, hãy kể cho bé nghe về đồ vật đó, cây cỏ đó. 1 hòn sỏi, 1 bông hoa cỏ dại.. hãy lấy đó làm đề tài để nói chuyện với bé. Để nói chuyện được, bố/mẹ bé phải học trước. Ví dụ như, các mẹ nhất thiết nên đọc cuốn “ Sách hiểu về các loại hoa trong cửa hàng hoa” của nhà xuất bản Koudansha. Có bà mẹ đã làm con mình yêu thích thiên nhiên từ cách làm như vậy.
Thế nhưng, không phải chúng ta nhồi nhét vào đầu con kiến thức tự nhiên, mà là khơi gợi sự quan tâm thích thú của con tới các sự vật hiện tượng tự nhiên, mà là khơi gợi sự quan tâm thích thú của con tới các sự vật hiện tượng tự nhiên nên mới kể/ nói chuyện với bé về các chủ đề như vậy. Cậu bé Karl sau này rất thích thực vật, học hỏi nhiều về thực vật, động vật và rất am hiểu trong lĩnh vực này.
Theo dõi bé thật cẩn thận chứ không nên ngăn cấm bé vui chơi
Không dọa dẫm
Không kể những câu chuyện làm bé sợ. Không được dọa kiểu như không ngoan thì quỉ nó đến đấy/ hoặc mẹ mìn đến bắt đi đấy? Làm như vậy sẽ gây tổn thương lớn trong lòng các em bé. Với trẻ như vậy, học lớp 3,4 tiểu học cũng không dám đi toilet một mình.
Không dùng từ cấm đoán, ngăn cấm
Chúng ta hãy cố gắng nuôi dạy trẻ mà không dùng đến các từ phủ nhận, cấm đoán trẻ. Bố mẹ thường hay nói một cách vô thức với con “ Nguy hiểm lắm, cấm dùng kéo” hay “ Không được xé giấy”, “không được đi ra ngoài”. Cách nói đó là cách cấu ngắt đi những cái mầm tích cực của trẻ. Nếu trẻ muốn dùng kéo, mẹ hãy cảnh giác cao độ ngồi trông con cầm kéo, dùng kéo. Nếu trẻ muốn ra ngoài sân, cứ cho trẻ ra ngoài. Việc nguy hiểm, cũng nên cho trẻ thử trải nghiệm thì hơn. Nếu dạy con chỉ trong chừng mực né tránh, thì khi lên tiểu học , bé chả làm được gì, bố mẹ có rời mắt ra thì lại thành lo.
Không phủ nhận
Trước mặt mẹ của bạn khác, các mẹ hay nói “ Con nhà tôi chả chịu ngồi yên gì cả” “Nó chả muốn làm cái gì” “ Nó chả nghe lời”… Chúng ta nên tránh cách nói phủ nhận con cái kiểu như vậy. Đây là những lời nói tuyệt đối không được nói ra miệng, trước mặt các con. Trẻ sẽ lớn lên thành đứa trẻ đúng hệt như nó nghe thấy mẹ nó nói.
Khen là khen hành động
Ngược lại, cũng không được khen kiểu như “Con tôi là đứa rất cừ khôi!”. Nghe được như vậy, trẻ sinh ra tự cao tự đại. Chúng ta không khen các con, mà khen hành động/việc làm mà các con làm được. Có thể khen như thế này “Con đã làm rất tốt đấy! Cố gắng ghê cơ!” Khi ta chứng kiến một việc làm/ hành động cụ thể của con, công nhận sự cố gắng nỗ lực của con, và sau này, trẻ lớn lên cũng biết công nhận nỗ lực cố gắng của người khác.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam