Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Vi khuẩn ăn thịt người là gì ?
Vi khuẩn ăn thịt người có tên tiếng Anh là: Aeromonas hydrophila – là một loài vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm áp.
Chủng vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong nước ngọt hoặc nước lợ. Nó có thể tồn tại trong môi trường hiếu khí và kỵ khí. Chúng có thể tiêu hóa các vật liệu như gelatin và hemoglobin. Aeromonas hydrophila được phân lập từ người và động vật trong những năm 1950. Nó là loài nổi tiếng nhất trong số sáu loài Aeromonas. Nó có khả năng chống thuốc kháng sinh phổ biến nhất và nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn ăn thịt người có thể xuất hiện ở những vùng nước bẩn, nước bùn, cống rãnh.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, loại vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus đã trải qua 4 sự thay đổi di truyền lớn trong quá trình chuyển biến thành dạng gây ra viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), căn bệnh nguy hiểm chết người còn được biết đến nôm na là “thối rữa thịt”.
Các vi khuẩn nhóm A Streptococcus dường như tấn công con người kể từ những năm 1980. Trước đây, giới khoa học không thể xác định tại sao chúng phát triển nhanh chóng đến như vậy.
Bệnh Whitmore là gì ?
Mấy ngày gần đây, theo tin tức thời sự đưa tin thì căn bệnh Whitmore “ăn thịt người” đã xuất hiện tại nhiều tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên… khiến người dân lo lắng. Cùng lúc đó bệnh viện Bạch Mai cũng công bố tính riêng trong tháng 8/2019 bệnh viện này đã tiếp nhận gần 20 ca mắc bệnh Whitmore trong đó 12 ca đang điều trị và 4 ca đã tử vong. Vậy bệnh Whitmore là gì ?
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu – nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh Whitmore do vi khuẩn cùng tên Whitmore (hay còn gọi là Burkhoderia pseudomalei) gây nên, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Đây là loại vi khuẩn âm, thường sống trong những môi trường ẩm ướt, có sức đề kháng rất tốt. Do đó, nếu mắc bệnh việc điều trị sẽ gặp khá nhiều khó khăn.
Bệnh Whitmore xuất hiện chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia. Nhóm người dễ bị mắc bệnh bao gồm: người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy.
Gọi bệnh Whitmore là bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người liệu có đúng ?
Theo ông Nguyễn Trung Cấp – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bản chất y học không có khái niệm chính thống “vi khuẩn ăn thịt người”, nhưng những loại tác nhân gây tình trạng hoại tử rất nhanh thường được gọi tên này.
Tuy nhiên ông Cấp nhận định Whitmore không phải gây hoại tử nhanh như nhiều tác nhân “ăn thịt người” khác, vì thế gọi Whitmore là “vi khuẩn ăn thịt người” có phần chưa đúng.
Trong khi đó có một số nhóm liên cầu, tụ cầu… gây tình trạng hoại tử rất nhanh có thể gọi tên “vi khuẩn ăn thịt người”.
Tin đồn bệnh Whitmore lây từ người sang người có đúng không ? Các con đường lây lan chính của bệnh Whitmore có thể bạn chưa biết
Hiện theo các ghi nhận từ chuyên gia và bệnh viện thì rất hiếm các trường hợp lây bệnh Whitmore từ người qua người hay từ động vật qua người. Nên tin đồn bệnh Whitmore lây từ người sang người là chưa chính xác cần được làm rõ thêm.
Do vi khuẩn B. pseudomallei (loại vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore) thường sống trong bùn đất và nước nên các chuyên gia nhận đình rằng: bệnh Whitmore chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua con đường hô hấp, từ khí bụi, hơi nước có vi khuẩn Whitmore.
Cách phòng tránh bệnh Whitmore bạn cần biết
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin tiêm phòng bệnh Whitmore và cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh sau đây mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan và cần nắm chắc:
- Khi làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay bàn chân luôn phải sạch.
- Ăn chín uống sôi.
- Hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, ở những vùng có bệnh Whitmore lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như AIDS, ung thư, những bệnh nhân hóa trị…) càng nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.
- Không chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh như: Sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.
Tạm kết:
Whitmore được coi là bệnh nguy hiểm bởi các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán khó, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nhưng lại có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Nên bạn cần ghi nhớ cách phòng tránh trên và chia sẻ kiến thức với người khác để tất cả được an toàn.