Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Mất ngủ là một chứng bệnh phổ biến hiện nay với con số thống kê là 33% người trên thế giới mắc bệnh mất ngủ vào năm 2013. Chắc chắn rằng với sự tăng lên của áp lực cuộc sống cũng như công việc, con số này còn tăng mạnh trong thời gian tới. Nếu bạn gặp những triêu chứng sau đây thì chắc chắn bạn đang bị mất ngủ:
– Khó ngủ dù bạn cảm thấy rất mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập
– Thức dậy thường xuyên trong đêm
– Gặp rắc rối khi trở lại giấc ngủ sau khi thức dậy
– Ngủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi
– Phải dựa vào những viên thuốc ngủ hoặc uống rượu để ngủ
– Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
– Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt
– Khó tập trung trong ngày
Mất ngủ đơn giản chỉ là không ngủ được nhưng tác hại của nó thì lại khiến nhiều người phải “khiếp sợ”. Hậu quả của chứng mất ngủ có thể kể đến như sau:
– Luôn cảm thấy lo lắng: Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng những phản ứng phòng ngừa của cơ thể, dẫn đến gia tăng mức độ lo âu vô cớ.
– Tăng nguy cơ mắc trầm cảm: Do chất dẫn truyền thần kinh Sezotonin có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người giảm nên nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sẽ tăng.
– Suy giảm miễn dịch: Chứng mất ngủ làm giảm chất lượng bạch cầu, dẫn đến suy yếu những phản ứng bảo vệ cơ thể tránh tác nhân gây bệnh.
– Có nguy cơ dẫn đến nhận thức kém: Khi bạn buồn ngủ quá mức sẽ làm suy yếu bộ nhớ và làm giảm khả năng suy nghĩ, cũng như khả năng xử lý thông tin.
– Tăng nguy cơ đột quỵ: Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, có khả năng làm giảm lưu lượng máu lên não.
– Tăng nguy cơ ung thư vú: Khi ngủ cơ thể sẽ giảm sản sinh ra Melatonin, dẫn đến làm giảm sản sinh Estrogen. Mất ngủ xảy ra quá trình ngược lại, cơ thể sản sinh quá nhiều Estrogen sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ngoài ra thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ bị chấn thương, dễ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư tiền liệt tuyến…
Trong các cách chữa trị bệnh mất ngủ hiện nay phổ biến nhất là 3 cách: sử dụng phương pháp Đông y với những bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc benzodiazepin, và sử dụng thuốc Nonbenzodiazepin. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, và nó còn phù hợp với cơ địa của từng người bệnh.
Phương pháp dùng thuốc Đông y
Những bài thuốc Đông y thường là sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu như: củ bình vôi, tâm sen, lạc tiên, lá vông, lá dâu tằm, táo đỏ, hạt táo chua, long nhãn, đậu xanh, đậu đen, hoa bách hợp, cây mắc cỡ. Trên thực tế đã có rất nhiều người khỏi bệnh nhờ sử dụng các bài thuốc dân gian này.
Ưu điểm của thuốc Đông y là thành phần thuốc là dược liệu tự nhiên, lành tính, an toàn, không độc hại, dễ tìm và lại có tác dụng hỗ trợ an thần, giải lo âu, giảm căng thẳng thần kinh. Nhưng nhược điểm của loại thuốc này lại là có tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài, người bệnh cần kiên trì và kiên nhẫn khi dùng thuốc điều trị mất ngủ loại thảo dược. Tùy từng thể trạng và cơ địa mỗi người mà thuốc có tác dụng nhiều hay ít. Ngoài ra, những bài thuốc này có thể gây mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
Phương pháp dùng thuốc Benzodiazepin
Các thuốc điều trị mất ngủ thuộc nhóm Benzodiazepin (seduxen, lexomil…) thường được bác sĩ kê đơn dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ hay gặp các vấn đề lo âu.
Ưu điểm của loại thuốc này là có tác dụng gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ rất sâu. Ngoài tác dụng gây buồn ngủ nó còn được dùng trong điều trị giãn cơ, chống co giật, giải lo âu. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc là rất dễ gây nghiện, nếu dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Thời gian bán thải kéo dài từ 2 – 4 ngày khiến cơ thể mệt mỏi, gây tích tụ độc hại trong cơ thể, nhiều tác dụng phụ không mong muốn, dễ phát sinh “hiệu ứng nôn nao” và làm gia tăng bệnh trầm cảm.
Phương pháp dùng thuốc nhóm Nonbenzodiazepin
Đây là nhóm thuốc non – benzodiazepin (như Phamzopic) được sản xuất theo công thức mới, chỉ có tác dụng gây buồn ngủ.
Ưu điểm của phương pháp này đó là hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, và không gây nghiện như benzodiazepin. Thuốc điều trị mất ngủ thuộc nhóm này có cơ chế gắn chọn lọc vào thụ thể alpha của GABA (Gamma Amino Butyric Acid – là chất ức chế hoạt động của thần kinh trung ương) nên không ảnh hưởng đến giấc ngủ REM, không làm cơ thể mệt mỏi khi thức dậy. Thời gian bán thải chỉ 5 giờ đồng hồ nên thuốc ít tác dụng phụ và không gây lệ thuộc như nhóm Benzodiazepin.
Nhược điểm: Chỉ tác dụng gây ngủ, không có tác dụng chống co giật, giãn cơ.
Cả ba phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của từng người mà phương pháp có phát huy hết được hiệu quả hay không. Để có thể chữa được bệnh mất ngủ một cách triệt để, các bạn cũng nên có một lối sống lành mạnh với suy nghĩ tích cực để chứng bệnh này không bao giờ quay trở lại và làm phiền bạn nữa!
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam