Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hiện nay các loại card màn hình liên tục thay đổi với tốc độ chóng mặt và nếu như chúng ta không cập nhật thường xuyên sẽ trở nên tụt hậu so với thời đại. Chính vì thế bạn nên cập nhật những tin tức về card màn hình cũng như hiệu năng và giá thành của nó. Một chiếc card màn hình mang trong mình công nghệ mới nhưng thuộc dòng cấp thấp – hiệu năng thấp và bị cắt giảm linh kiện – sẽ có hiệu năng kém hơn một chiếc card màn hình đời cũ như hiệu năng tốt hơn. Do đó, khi lựa chọn card màn hình cần chú ý đến những vấn đề sau nếu không muốn lựa chọn sai lầm:
1. Card màn hình càng nhiều RAM thì càng mạnh
Đây là một quan điểm nhầm lẫn vô cùng phổ biến khi lựa chọn card màn hình. Theo ý kiến này, 1 card màn hình có RAM 2GB chắc chắn sẽ mạnh hơn 1 card màn hình có RAM 512MB. Điều này chỉ đúng khi 2 chiếc card màn hình đó cùng một dòng sản phẩm hoặc dùng chung loại bộ nhớ. Cùng sản phẩm card màn hình Geforce GTX 590 thì dĩ nhiên card của hãng A có RAM 4GB DDr5 sẽ mạnh hơn card của hãng G có RAM 2GB DDr5 (chạy cùng xung nhịp GPU và bộ nhớ). Vì nếu so sánh 2 chiếc card màn hình khác dòng sản phẩm, khác tốc độ và khác thương hiệu thì việc đánh giá sức mạnh card màn hình thông qua dung lượng RAM là hoàn toàn sai lầm.
2. Nhân card màn hình GPU chính là nhân tố quyết định hiệu năng của card màn hình
Dung lượng RAM của card màn hình là quan trọng. Tuy nhiên, nhân tố chính quyết định sức mạnh của card màn hình lại là GPU. Điểm phân biệt các loại card màn hình dễ nhất chính là tên GPU card màn hình sử dụng. Ngày nay, thị trường card màn hình rời chỉ là sân chơi riêng của NVIDIA và AMD. NVIDIA có Quadro, Telsa, Tegra và Geforce còn AMD sở hữu thương hiệu Radeon, FirePro, FireGL là những thương hiệu chip đồ họa riêng biệt cho từng nhu cầu công việc. Trong đó, mỗi thương hiệu lại có nhiều dòng sản phẩm khác nhau và được ký hiệu bởi các con số và ký hiệu phân cấp như GT, GTS, GS, GTX (NVIDIA) hay HD, X(AMD).
3. Card màn hình có clock speed càng cao thì càng mạnh
Điều này không hẳn là đúng. Vì ngoài việc hiển thị hình ảnh từng pixel để hình ảnh đẹp và mượt mà hơn còn phải tính thêm công nghệ hiện đại khác như: ánh sáng, đổ bóng, khử răng cưa và một số hiệu ứng khác để tạo nên tính chân thực và góp phần không nhỏ vào việc quyết định hiệu năng và sức mạnh khi phô diễn hình ảnh của một chiếc card màn hình.
Do đó, đánh giá một chiếc card màn hình ngoài CPU, người ta còn dựa vào các thông số như: Texture Fill Rate, Shader Model, Standard Memory Config,…
4. Card màn hình cắm vào PC là chạy
Không giống như các thiết bị khác RAM, HDD, CPU cắm đúng khe là hoạt động, đa số các loại card màn hình cần phải cài đặt driver (trình điều khiển card) thì hệ điều hành mới nhận được phần cứng mới và card màn hình mới có thể hoạt động.
Ngoài ra, bạn còn chú ý đến một số card màn hình tầm trung hoặc cao cấp đòi hỏi thêm nguồn điện phụ, nếu không cắm nguồn thêm vào, rất có thể hệ điều hành không nhận ra card màn hình hoặc đã cài driver nhưng card màn hình không hoạt động hay chập chờn.
5. Card màn hình của NVIDIA chạy nhanh hơn card màn hình của AMD
Lựa chọn card màn hình từ 2 hãng này để sử dụng thật không dễ dàng vì hãng nào mỗi lần ra dòng card màn hình mới cũng đều tuyên bố mình đang sở hữu card màn hình mạnh nhất kèm theo các công nghệ độc quyền hiện đại nhất.
Thị phần GPU của NVIDIA hiện đang cao hơn AMD, cộng thêm AMD (ATI cũ) trong quá khứ thường mắc lỗi driver rất nhiều nên đến giờ nhiều người cho rằng card màn hình NVIDIA mạnh hơn AMD. Đánh giá ai mạnh hơn thật khó cho người tiêu dùng, chỉ có người tiêu dùng sẽ quyết định card màn hình nào sẽ phù hợp cho mình cũng như nhu cầu của công việc.
6. Card màn hình sử dụng phải là hàng hiệu
Card màn hình có chất lượng cao thường đi kèm với giá thành cao, chính vì suy nghĩ này mà người tiêu dùng thường quan tâm card màn hình của 2 hãng phân phối card lớn nhất Việt Nam là Asus và Gigabyte. Thực tế thì giá card của 2 hãng này thường cao hơn giá của các hãng khác dù giống nhau về tính năng và hiệu năng card.
Tóm lại, lựa chọn card màn hình nên ưu tiên xem xét phần GPU của card màn hình trước, sau đó hãy xem xét đến hãng sản xuất, phụ kiện đi kèm, đĩa game tặng thêm. Giá thành cũng là điều đáng quan tâm vì bạn lựa chọn card màn hình bạn muốn chứ không phải mua card màn hình nhà sản xuất muốn bán.
Theo cardmanhinh.com