Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bên cạnh các thông số kỹ thuật về đọ nhạy, hoặc dải tần số đáp ứng của loa, người mua lòa cũng cần hết sức chú ý đến trở kháng của loa – một trong những thành phần quyết định đến việc ghép nối, phối hợp giữa các loa cũng như ampli.
Vậy trở kháng của loa là gì? Tại sao cần quan tâm đến trở kháng của loa? cùng Websosanh tìm hiểu và cho mình câu trả lời.
Trở kháng của loa là gì?
Mỗi thiết bị điện từ bóng đèn điện, tủ lạnh,…đều có các đại lượng đi kèm như công suất tiêu thụ điện, điện áp định mức, cường độ dòng điện định mức, điện trở thiết bị…và trở kháng của loa hiểu nôm na chính là điện trở của thiết bị loa điện đó.
Trở kháng của loa được tính bằng đơn vị Ohm – Ω
Ý nghĩa của trở kháng loa – ảnh hưởng gì đến chất lượng loa
Giá trị trở kháng của loa càng lớn thì loa vận hành sẽ ổn định và kết hợp với ampli hiệu quả hơn.
Trong các trường hợp bình thường người chơi audio sẽ ưu tiên phối loa với ampli ở mức trở kháng 8 ohm, thay vì 4 ohm trong các trường hợp tiết kiệm công suất hoặc vì lí do không mong muốn nào đó.
Điều này có thể được minh chứng bằng thông số damping factor của ampli, chỉ số này càng cao thì âm bass của loa càng chắc, khó vỡ, mạnh mẽ. Damping factor được tính bằng thương số giữa trở kháng loa và trở kháng đầu ra của ampli. Ví dụ, loa có trở kháng 8 ohm, ampli có trở kháng đầu ra 0.01 ohm, thì damping factor có giá trị 800. Với loa có trở kháng 4 ohm, chỉ số này chỉ là 400. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ dàng hơn và dễ phối ghép hơn.
Quy định về trở kháng khi ghép loa với ampli
Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.
Tổng trở của loa chính là tổng điện trở của các loa được ghép nối sử dụng cùng 1 ampli, trong đó, việc kết nối các loa có thể theo 2 cách:
Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +… + R(n)
Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng:
Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R(n)
Kết luận:
– Trở kháng của loa là đại lượng đặc trưng của loa điện
– Trở kháng càng lớn thì chất loa càng tốt và ổn định hơn
– Khi ghép nối loa với ampli cần lưu ý tổng trở loa phải lớn hơn trở kháng của ampli.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam