Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bệnh tiêu chảy
Trẻ gặp bệnh tiêu chảy chủ yếu là do chế độ ăn uống, tuy nhiên, vào mùa hè, khi thực phẩm dễ ôi thiu và môi trường ô nhiễm thì trẻ lại càng dễ bị hơn.
Triệu chứng:
– Đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Do hệ tiêu hóa chưa phát triển nên nếu ở trong môi trường ô nhiễm nguồn nước thì trẻ còn dễ mắc bệnh này hơn nữa.
– Nôn mửa, quấy khóc, đau dạ dày, miệng khô, da mất nước, đi tiểu ít.
Bệnh này là một bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy ngay khi có các triệu chứng trên bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.
Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm
Sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân mà bé rất nhạy cảm với những thức ăn ôi thiu. Trong khi đó, mùa hè lại là mùa mà thực phẩm rất dễ hỏng nên nếu trẻ ăn phải những thứ như vậy rất dễ ngộ độc thực phẩm.
Triệu chứng:
– Nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Triệu chứng này có thể xẩy ra sau khi ăn 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày.
– Trẻ cũng bị đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Chân tay miệng
Những năm gần đây, trẻ nhỏ rất hay gặp bệnh tay chân miệng. Mặc dù là bệnh không quá nặng nhưng cũng khiến trẻ vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Bệnh tay chân miệng lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân chính là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Bệnh cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.
Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một trong những bệnh khá phổ biến và có mức độ lây lan nhanh, dễ dàng, với diện đối tượng khá rộng, và nếu để lại những biến chứng thì sẽ rất nguy hiểm, chính vì thế, việc hiểu rõ về thủy đậu cũng như cách phòng tránh là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn bệnh đang có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi, sổ mũi hoặc ho… thì các virus đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.
Thông thường, từ lúc nhiễm phải virus, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2-3 tuần. Nếu trẻ đã từng bị một lần rồi thì sẽ không bị nữa.
Triệu chứng:
– Sốt nhẹ trong một vài ngày đầu
– Sau đó có những viết rát đỏ, có thể gây ngứa nhưng thường thì không
– Sau 1 – 2 ngày, xuất hiện những mụn bóng nước giữa những chân đỏ trên da
– Các mẩn đỏ và bọng nước ban đầu mọc trên thân mình, chân tay, sau đó dần đến ngực, cổ và cuối cùng lan khắp mặt.
– Các bọng nước ban đầu chứa một dịch trong màu, sau 1 ngày, chuyển dần sang màu đục như mủ.
– Sau 2-3 ngày, các mủ đóng vẩy dần và khô lại, rụng ra.
– Nhìn chung nếu không có biến chứng thì sau khi rụng các đầu mụn thì sẽ không để lại sẹo
Bởi vậy, nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thuỷ đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tắc, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Sốt xuất huyết
Muỗi mang trong mình virus gây sốt xuất huyết, và truyền vào cơ thể người trong quá trình hút máu, thời gian ủ bệnh từ 2 – 7 ngày, và sẽ có biểu hiện thành sốt xuất huyết với những triệu chứng:
Triệu chứng:
Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.
Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể người bệnh như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần:
– Đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu…
– Thả cá vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên.
– Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước.
– Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
– Ngoài ra, cha mẹ nên mắc màn khi trẻ ngủ để tránh muỗi đốt. Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ. Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế và diệt muỗi.
Viêm màng não
Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…
Triệu chứng:
– Sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.
Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm… Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam