Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong độ tuổi từ 18 tháng đến 2 tuổi chính là giai đoạn nhạy cảm của trẻ với trật tự của các vật
Trẻ em trong giai đoạn này có sự nhạy cảm mãnh liệt với những thứ tự, trật tự của các món đồ vật và do vậy mà trẻ có thể dễ dàng bị gắt gỏng hoặc có tâm trạng không tốt khi thấy đồ đạc trong nhà sắp xếp ở những vị trí không cân đối hoặc không được để đúng vị trí hoặc trình tự hoạt động sinh hoạt của bé diễn ra không như thói quen, thông thường.
Trẻ có thể dễ dàng bị mất tập trung hoặc cảm thấy bồn chồn nếu các vật dụng bị để ở những vị trí lộn xộn, sai vị trí vốn có của nó. Điều này đòi hỏi bạn cần tìm cách sắp xếp từng loại vật dụng thật hợp lý, gọn gàng và đúng vị trí để tránh sự lộn xộn có thể khiến bé thấy bất an.
Theo lý thuyết này, trẻ em trong thời kì nhận thức và nhạy cảm với trật tự của đồ vật, thứ tự trước sau, những thói quen lặp đi lặp lại theo một trình tự.. và cần sự quan tâm của cha mẹ để giúp trẻ cải thiện những suy nghĩ, nội tâm bên trong. Việc dành thời gian để sắp đặt gọn gàng cho căn phòng của bé là quan trọng để trẻ có được tâm trạng tốt và phát triển tính trật tự trong đầu óc, sự tổ chức của chính bản thân trẻ.
Cách để nhận biết trẻ đang có sự nhạy cảm với trật tự chính là khi trẻ hay cáu kỉnh gắt gỏng, thậm chí gào hét khi thấy các vật dụng, đồ chơi đặt lộn xộn, khi bố mẹ lờ bé đi hoặc không để ý tới bé nữa, có thể trẻ sẽ tiến đến và tự tay sắp đặt lại các vật dụng đặt sai vị trí vào đúng chỗ.
Lúc này, việc cha mẹ có thể giúp cho bé là đặt ra những quy tắc, luật đơn giản để bé có thể hiểu được và làm theo khi muốn sắp xếp các đồ vật theo trật tự, giúp việc sinh hoạt của bố mẹ và trẻ luôn được duy trì trong trạng thái đồ đạc ở vị trí ban đầu, theo thứ tự hợp lý, gọn mắt.