Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Dưới đây là những giai đoạn cụ thể về thời kì nhạy cảm trong ngôn ngữ của trẻ em để bậc phụ huynh có hỗ trợ kịp thời trong nuôi dạy trẻ bằng phương pháp Montessori :
Từ 7 tháng tuổi đến 5,5 – 6 tuổi là thời kì nhạy cảm của trẻ với ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và đọc hiểu. Đây là những phần không thể thiếu trong cuộc sống của đứa trẻ với khả năng sử dụng từ ngữ, các ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp. Quá trình này bao gồm việc trẻ có thể phát âm được từng từ, một vài cụm từ cho đến khi nói được thành thạo vài câu, cùng với khả năng mở rộng vốn từ không giới hạn và khả năng hiểu nghĩa của từ. Việc trẻ có thể nói được ngôn ngữ thứ hai trong thời kì này cũng được xem là cơ hội tốt nhất để trẻ hấp thụ và rèn luyện ở thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ.
Thời kì nhạy cảm với khả năng nói của bé được quan sát là tốt nhất trong giai đoạn từ 7 tháng đến 2,5 -3 tuổi; ảnh hưởng khi mang thai đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng rất quan trọng. Khi trẻ được 3 tuổi, khả năng nói được các câu từ 2 – 3 từ được xem là mốc phát triển bình thường.
Các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện để trẻ phát triển kĩ năng nói bằng cách cho trẻ nghe những âm thanh to tròn vành rõ chữ, trò chuyện với trẻ nhỏ thường xuyên và cho trẻ có cơ hội và nhu cầu nói. Bằng cách hạn chế đoán biết trước nhu cầu của trẻ, đáp ứng ngay cho trẻ những điều mà trẻ cần, cha mẹ có thể giúp trẻ chủ động và cố gắng nói được những từ diễn đạt ý muốn từ sớm, giúp phát triển kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ nhanh và mạnh mẽ.
Giai đoạn nhạy cảm về kĩ năng viết của trẻ được ghi nhận từ 3,5 tuổi đến 4,5 tuổi, cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách cho trẻ chuẩn bị nhận biết mặt chữ cái Alphabe qua các trò chơi ghép chữ, học việt chữ bằng bảng phấn hoặc bút màu.
Cuối cùng, đối với kĩ năng đọc, trẻ phát triển tốt nhất từ 4,5 tuổi – 5,5 tuổi. Trong độ tuổi này, trẻ có thể đọc được từ nền tảng của việc rèn luyện khả năng viết trong giai đoạn trước. Điều quan trọng là trẻ được đọc sách ít nhất 1 lần 1 ngày và trong khoảng thời gian 20 phút, việc này không nhất thiết phải liên tục nhưng cần duy trì và hiệu quả có được từ những lần trẻ được luyện tập đọc tích lũy dần.