Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nếu bạn đang tìm hiểu về xe đạp, thì điều đầu tiên mà bạn cần biết là phân loại xe đạp. Không phải là phương tiện “thô sơ”, với sự phát triển của công nghệ, khiến những chiếc xe đạp không đơn thuần là phương tiện thông thường, nó là niềm đam mê của không ít người, vì sự cải tiện vượt trội về tính năng, sự tiện dụng và đáp ứng được nhu cầu về tốc độ, về sự ổn định, đa dạng và có thể sử dụng trên nhiều loại địa hình…
Cùng Websosanh tìm hiểu về các loại xe đạp có mặt trên thị trường cho tới thời điểm này:
Xe đạp Road Bike
Được đặc trưng bởi tốc độ đi cao và hình dáng mảnh khảnh phù hợp với việc đi trên những con đường nhựa bằng phẳng, các dòng xe đạp Road bike là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai ưa thích tốc độ.
Xe đạp Road bike được chia làm các dòng xe đạp sau:
+) Xe đạp đua
Xe đạp đua có tốc độ di chuyển cao nhất
Xe đạp đua là dòng xe đạp dành riêng để chinh phục đường đua tốc độ, chính vì thế mọi thiết kế của xe đạp đua đều nhằm phục vụ giảm khối lượng và gia tăng tốc độ cho xe đạp
Các loại xe đạp đua thường có đặc trưng là tay lái hình giọt nước (người ta cũng sản xuất các loại xe đạp đua có tay lái dạng nằm ngang), yên xe cao, và không có chắn bùn bánh sau xe.
Xe đạp đua cũng được chế tạo từ những vật liệu siêu nhẹ như sợi carbon để giảm tối đa trọng lượng xe, thiết kế bánh xe đạp đua thường khá nhỏ với lốp có độ rộng khoảng 18mm, và gần như không có gờ cản, số lượng đũa xe rất ít và bộ đề được tiết giảm với số lượng cấp số rơi vào khoảng dưới 6
Tìm hiểu về xe đạp Roadbike
+) Xe đạp Cyclocross
Một chiếc Cyclocross điển hình
Cũng có đặc điểm giống hầu hết các dòng RB khác nhưng xe đạp Cyclocross được thiết kế để có thể di chuyển trên nhiều các loại địa hình đường khác nhau: đường nhựa, đường lát gạch, đường trải sỏi, đường cát….
Chính để phục vụ cho nhu cầu đi trên nhiều loại đường khác nhau, nên bánh của xe đạp Cyclocross được thiết kế với độ rộng lốp lớn hơn để có khả năng bám đường tốt trong nhiều địa hình đường đi khác nhau.
Ngoài ra, hệ thống phanh của xe đạp Cyclocross cũng có khá nhiều kiểu để đáp ứng được khả năng di chuyển trên nhiều loại đường khác nhau, thậm chí là đường trơn ướt đầy bùn.
Xe đạp Cyclocross thường được sử dụng như xe đạp sinh hoạt phổ biến vì tính chất linh hoạt, bền bỉ và có thể tải một trọng lượng nhẹ khi cần thiết chứ không như dòng xe đạp đua.
Xe đạp Cyclocross còn được gọi tắt là Cross bike hay cx bike
Tìm hiểu về xe đạp Cyclocross
+) Xe đạp Touring
Touring bike với hàng loạt các giá chứa đồ, giá chứa bình nước cho việc đi phượt đường dài
Là dòng xe đạp RB được thiết kế dành cho các cung đường phẳng lát ghạch hoặc đá, nhưng có độ ổn định và bám đường khá tốt. Touring bike cũng được thiết kế khá bền vững để có thể di chuyển trên những xa lộ, nhằm phục vụ cho việc phượt bằng xe đạp
Ngoài ra, Touring bike còn được thiết kế để có thể trở thêm hàng hóa và đồ dùng, do đó nó còn được dùng như một dạng xe thồ, xe trở hàng với việc được trang bị thêm giá trở đồ phía sau đó.
Mặc dù vẫn có tay lái dạng cong, nhưng được thiết kế cho người đi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong những chuyến đi dài. Yên xe thấp hơn các dòng xe đua, và thiết kế thẳng hơn.
Bộ số của xe touring bike được thiết kế với kích thước nhỏ hơn, do đó cho khả năng tải tốt hơn rất nhiều so với các dòng xe đạp khác, điều này cũng giúp xe dễ dàng lên dốc hơn nhiều loại xe khác
Với những tính năng đa dạng, dòng xe này cũng thường được sử dụng như những chiếc xe đạp sinh hoạt khác.
Tìm hiểu về xe đạp Touring Bike
+) Xe đạp Fixed – Gear
Một chiếc fixed gear điển hình
Dòng xe đạp này hiện trở thành trào lưu vô cùng rộng lớn trong giới trẻ Việt Nam, với nguyên tắc đi xe đạp hết sức đặc biệt mà bất cứ ai ưa thích thử thách cũng muốn đi thử loại xe này
Thiết kệ bộ nhông xích đặc biệt với chỉ 1 cấp số (1 xích, 1 líp và 1 dĩa) duy nhất, cho phép khi đạp tiến thì xe tiến, không đạp xe dừng (và đây chính là phanh của xe đạp này), và khi đạp lùi thì xe lùi
Những người chưa biết đi sẽ rất bỡ ngỡ với 1 chiếc xe đạp không phanh như fixed gear, nhưng khi đã “thuần” được em nó thì cảm giác cũng rất tuyệt vời
Tìm hiểu về xe đạp Fixed – gear
Xe đạp leo núi (MTB)
Là dòng xe được thiết kế với mục đích đưa người đi xe đạp vượt nhiều địa hình hiểm trở khác nhau, từ những cánh đồng rộng lớn, cồn cát, thung lũng, sông, suối, đèo, núi hay thậm chí là các cầu thang dốc đứng trong thành phố.
Xe đạp MTB có những dạng khác nhau như sau:
+) Xe đạp MTB dạng băng đồng
Xe đạp băng đồng để đi phượt qua những địa hình trũng, thấp
Được dùng để vượt các địa hình dạng thấp như các cánh đồng, các cồn cát thấp, trũng, hoặc các khu rừng thấp trũng…
Là dạng đi được nhiều loại địa hình khác nhau, nên MTB băng đồng được thiết kế với mục tiêu ” đi được tất cả các địa hình nhưng không chuyên sâu địa hình nào”, chính vì thế nó phù hợp cho các bạn muốn đi phượt qua các làng quê đồng bằng
Tìm hiểu về xe đạp MTB băng đồng
+) Xe đạp MTB dạng Freeride
Một chiếc freeride cho bạn chinh phục các địa hình phức tạp trong thành phố
Nếu bạn ưa mạo hiểm, thường xuyên di chuyển trong thành phố đông đúc đầy người và tắc đường, thì bạn nên thử MTB freeride
Không dành cho những người mới tập tọe đi xe đạp, bạn phải nắm vững cách điều khiển một chiếc xe đạp, nắm rõ địa hình di chuyển, biết tính toán góc độ…thì bạn mới nên lái Freeride.
Vì thiết kế của freeride dùng để vượt các địa hình hiểm trở trong thành phố như: đi trên vỉa hè, trên các thành cầu thang của thành phố, leo và xuống cầu tháng, đi trên nóc ô tô,…
Tìm hiểu về MTB dạng Freeride
+) Xe đạp MTB dạng đổ đèo
Một chiếc xe đạp đổ đèo điển hình
Phục vụ chủ yếu cho các cuộc đua mạo hiểm, xe đạp MTB dạng đổ đèo được thiết kế chỉ dùng để đồ đèo đúng theo nghĩa đen của nó, với khả năng giúp người đi xe đạp xuống dốc một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Khi bạn muốn đổ đèo trở lại không phải bạn đạp xe lên mà là phải các xe lên vì do dốc đồi thẳng đứng và thậm chí là thoải thì bạn khó đạp xe lên trở lại
Tìm hiểu về xe đạp MTB dạng đổ đèo
(Còn tiếp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N