1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Khác biệt giữa xe đạp đua (road) và xe đạp địa hình (MTB)

Hầu hết dòng xe thể thao đều có kiểu dáng khỏe khoắn, tính thẩm mỹ cao, tinh gọn và cơ bản được phân chia thành 2 loại chính: xe đạp đua và xe đạp địa hình. Chắc hẳn, có nhiều người thắc mắc sự khác biệt chính của hai loại xe này. Hiểu rõ về đặc điểm của từng loại, sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Hiện nay, xe đạp thể thao ngày càng xuất hiện nhiều trên đường phố, nó trở thành phương tiện hay phương pháp luyện tập thể dục yêu thích của nhiều người, thậm chí còn thể hiện cá tính và phong cách của cá nhân. Hầu hết dòng xe thể thao đều có kiểu dáng khỏe khoắn, tính thẩm mỹ cao, tinh gọn và cơ bản được phân chia thành 2 loại chính: xe đạp đua và xe đạp địa hình. Chắc hẳn, có nhiều người thắc mắc sự khác biệt chính của hai loại xe này. Hiểu rõ về đặc điểm của từng loại, sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp cho mình khi quyết định mua xe đạp thể thao.

Khác nhau về mục đích sử dụng

Nếu bạn là người đam mê tốc độ, muốn thử thách khả năng của chính mình, thích thú với các cuộc đua xe đạp thì chiếc xe đạp road (đua) chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Với loại xe này, tất cả mọi chi tiết thiết kế đều tập trung vào giúp người sử dụng đạt được tốc độ tối đa trên các đoạn đường bằng phẳng, chúng thường có ngoại hình thanh thoát, lốp bé và mỏng. Tuy có lợi thế về tốc độ nhưng lại hạn chế về độ bám đường, dễ trơn trượt, không hiệu quả cho các đoạn đường gập ghềnh.

xe đua
Tốc độ là tất cả những gì mà xe đạp Road hướng đến
Chinh phục địa hình hiểm trở là nhiệm vụ của MTB
Chinh phục địa hình hiểm trở là nhiệm vụ của MTB

MTB là dòng xe dành cho những người ưa thích sự khám phá, đam mê du ngoạn phong cảnh, thoải mái trên các đoạn đường dốc đá, hiểm trở. Xe được thiết kế chắc chắn, ổn định với bộ phận giảm sóc tốt cũng như khả năng hãm phanh an toàn.

Như vậy tùy thuộc vào từng cung đường bạn hay đi, sở thích, cá tính của bản thân mà đưa ra quyết định với dòng xe chinh phục tốc độ hay địa hình.

Khác biệt trong thiết kế

Như chúng ta thường thấy một chiếc xe địa hình thường rất hầm hố, trong khi dáng vẻ của chiếc xe đua trông thanh mảnh, gọn nhẹ. Với mục đích và công dụng khác nhau, nên 2 loại xe này có những điểm khác biệt cơ bản trong thiết kế.

Kiểu dáng thường gặp của xe đạp địa hình
Kiểu dáng thường gặp của xe đạp địa hình

 

Xe đạp đua
Xe đạp đua

Lốp xe: Mỏng, nhỏ với đường kính lớn đó chính là đặc điểm chiếc xe road, thông thường lốp có cỡ khoảng 28 inh, giúp cho vòng quanh của bánh xe lớn và nhẹ. Với MTB, do cần sự bám đường nên cỡ lốp tầm 24 – 26 inch, nặng và chậm.

Tay lái: Tay lái xe đạp địa hình cần sự vững chãi, thăng bằng, khống chế xe và nhiều kỹ thuật khác nên rộng, hình cánh én hoặc thẳn. Còn road cần giảm thiểu tối đa sự cản gió nên tay lái được thu hẹp, nhằm hỗ trợ tốc độ và tránh tiêu hao nhiều sức lực.

MTB Đòi hòi nhiều động tác kỹ thuật
MTB Đòi hòi nhiều động tác kỹ thuật

Khung xe: MTB thường được làm từ chất liệu chịu lực tốt, thiết kế góc độ khung cầu kỳ do địa hình di chuyển phức tạp, thường xuyên gặp chấn động. Chất liệu khung của road nhẹ, thanh mảnh, thiết kế khí động học.

Phanh: MTB sử dụng các loại phanh có đọ an toàn cao, lực hãm lớn, có thể khóa chết bánh xe ngay lập tức và thường dùng phan đĩa cơ học, cao cấp nhất là phanh áp lực dầu. Xe road tập trung vào tốc độ cao, nếu dùng phanh có lực hãm cao sẽ khiến lốp xe mất ma sát, trượt ngã nên phanh vành được sử dụng phổ biến.

Càng trước: Do yêu cầu kết hợp giữa chịu lực và tác động mạnh, giảm chấn tới tay lái và yên xe nhưng đồng thời lại nhẹ nên càng xe MTB đòi hỏi nhiều công nghệ, kỹ thuật cao. Trong khi, càng xe road đơn giản là bộ phận của xe, thậm chí nhiều khung xe còn đi liền với càng trước thành 1 bộ.

Trọng lượng: Đối với xe đạp thể thao, trọng lượng luôn là điều đáng lưu tâm, và là yếu tố quan trọng trong quyết định đến thành tích tập luyện và thi đấu. MTB có thể có trọng lượng tới 12.5kg nhưng xe đạp Road thì không bao giờ vượt quá 10.5kg. Ngay cả những thiết bị trên xe và cả trọng lượng cơ thể người đạp cũng phải được ép cân cho nhẹ hơn. Vì trọng lượng xe càng nặng thì người đạp càng mất nhiều lực, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và nhanh xuống sức.

Tin tức liên quan
Những yếu tố nào tạo nên một chiếc xe đạp đua (Road bike)?

Những yếu tố nào tạo nên một chiếc xe đạp đua (Road bike)?

Có những loại xe đạp nào? (Phần 1: Xe đạp Road Bike)

Có những loại xe đạp nào? (Phần 1: Xe đạp Road Bike)

Dòng xe đạp đua Giant DEFY có gì đặc biệt? Giá bao nhiêu tiền?

Dòng xe đạp đua Giant DEFY có gì đặc biệt? Giá bao nhiêu tiền?

Top 5 xe đạp đua Giant Talon đáng sắm năm 2023

Top 5 xe đạp đua Giant Talon đáng sắm năm 2023

Xe đạp đua là gì? Gợi ý 3 mẫu xe đạp đua đang được ưa chuộng hiện nay

Xe đạp đua là gì? Gợi ý 3 mẫu xe đạp đua đang được ưa chuộng hiện nay

Dòng xe đạp đua Giant SCR có gì đặc biệt? Giá bao nhiêu tiền?

Dòng xe đạp đua Giant SCR có gì đặc biệt? Giá bao nhiêu tiền?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất