Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Với thị trường đa dạng, phong phú về chủng loại máy lạnh điều hòa khác nhay với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng. Công nghệ ngày càng phát triển , các nhà sản xuất thêm nhiều tính năng mới , cùng các chế nhiều hơn so với những dòng sản phẩm cũ.
Không phải chế độ nào, tính năng nào bạn cũng biết công dụng của nó đúng không? Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiều về các chế độ phổ biến của điều hòa, qua đó bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.
Chế độ hoạt động êm
Với chế độ hoạt động êm của máy lạnh, điều hòa 2 chiều là một trong những chế độ tiện lợi được nhiều người quan tâm nhất. Chế độ này giúp điều hòa nhà bạn vận hành ở mức êm, yên tĩnh tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn, phù hợp với những gia đình có người già, trẻ nhỏ hay lắp đặt trong phòng ngủ.
Khi bạn nhấn nút Quiet 1 lần , chế độ này sẽ được kích hoạt. Khi đó, điều hòa sẽ vẫn tạo ra luồng không khí mát lành dễ chịu, nhưng tiếng ồn sẽ được giảm xuống tối đa, đem lại cho bạn giấc ngủ sâu và êm ái.
Chế độ làm khô ( Dry )
Được điều khiển bằng nút Dry trên điều khiển điều hòa, máy lạnh có biểu tượng hình giọt nước. Đây cũng được coi là một trong các chế độ giúp tiết kiệm điện ở điều hòa vì ở chế độ này máy sẽ vận hành 3-5 phút lại nghỉ (quá trình này không tốn điện) , tốc độ gió thổi ra nhỏ.
Ký hiệu làm khô trên máy lạnh có hình giọt nước
Với chế độ này bạn sẽ không cảm thấy quá lạnh, nhiệt độ trong phòng tự được điều chỉnh . Đối với một số loại máy lạnh, điều hòa bạn nên để nhiệt độ trong khoảng 25 – 27 độ để có thể hút ẩm cho căn phòng một cách hiệu quả.
Chế độ dễ chịu
Khi kích hoạt chế độ này, cánh đảo gió của máy điều hòa sẽ hướng lên trên, thổi ra hơi lạnh làm căn phòng của bạn mát hơn, từ đó làm bạn cảm thấy dễ chịu mà không phải chịu không khí lạnh thổi trực tiếp vào người. Để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình bạn nên sử dụng chế độ này. Nó đặc biệt hữu ích khi phòng có trẻ nhỏ.
Chế độ làm lạnh nhanh
Bình thường khi bạn bật điều hòa và chọn nhiệt độ, máy lạnh sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để đo nhiệt độ trong phòng sau đó mới thổi hơi lạnh phù hợp để làm mát phòng theo nhiệt độ bạn chọn. Nhưng khi chọn chế độ này, ngay lập tức máy vận hành để đạt được năng suất tối đa. Trong vòng vài phút máy sẽ nhanh chóng làm lạnh cả căn phòng.
Thường các loại máy lạnh, điều hòa được cài đặt ở chế độ này trong khoảng 20-30 phút sau đó nó sẽ quay lại trở về chế độ bình thường. Với chế độ này bản thân tôi khuyên bạn ít dùng, bởi nó có thể mang lại cảm giác mát lạnh ngay lập tức nhưng lại kèm theo nguy cơ sốc nhiệt.
Chế độ ngủ ban đêm (Sleep)
Giống như chế độ Dry, đây cũng là một trong những chế độ được người dùng thẩm định là có khả năng tiết kiệm điện năng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Khi kích hoạt chế độ này, thiết bị của bạn sẽ tự cân bằng nhiệt độ môi trường với cơ thể, nhờ đó sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái. Bạn không cần lo lắng điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Chế độ này được tích hợp hầu hết trên các loại máy bây giờ.
Intelligent eye – cảm biến chuyển động
Cảm biến chuyển động Intelligent eye của máy lạnh còn được gọi là “Cảm biến mắt thần thông minh”. Đây là một bộ cảm biến hồng ngoại có khả năng dò tìm được chuyển động của người trong phòng. Nếu không thấy hoạt động nào, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên 2oC và tiết kiệm năng lượng lên đến 20%.
Ngay khi có người vào phòng, máy sẽ lập tức tự động điều chỉnh hoạt động lại bình thường theo chế độ cài đặt. Nhưng với những thiết bị được tích hợp cảm biến này sẽ có giá cao hơn những máy không được trang bị Intelligent eye. Tính năng này cũng thường không xuất hiện trên các mẫu điều hòa cũ, đã có trên thị trường nhiều năm.
Ngoài những chế độ phổ biến này còn nhiều chế độ, chức năng khác đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Tôi khuyên bạn nên tìm hiểu về các chế độ trên máy bạn định mua, hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam