Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ném đồ vật là một kỹ năng mới và được ưa thích với nhiều trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi. Nó khiến kỹ năng vận động năm ngón được tốt để mở các ngón tay và cho một vật gì đó, phối hợp tay và mắt đáng kể để thực sự ném đồ vật gì. Bạn không khỏi tự hỏi con mình muốn thực hiện kỹ năng thú vị này phải chăng.
Con bạn đang khám phá rằng điều gì xảy ra khi cô ấy ném một đồ vật gì đó xuống sàn – không phải lên. Cô ấy không thể nói “có lực hấp dẫn” nhưng cố ấy chắc chắn có thể quan sát hiệu ứng của nó. Chẳng hạn như bé ném một quả bóng và nó quay trở lại. Còn bé nèm một quả mận thì nó đi thẳng.
Dĩ nhiên, đối với bạn, bạn cảm thấy điên đầu vì đồ ăn rơi khắp trên sàn nhà hay núm ti thì rớt trên một vỉa hè bẩn nhưng với con bạn thì đó là cả một niềm vui lớn.
Những gì chúng tôi gợi ý dưới đây bạn đều có thể làm được:
“Trừ khi là con bạn đang ném một hòn đá qua cửa sổ hay thực sự đe doạ gây tổn thương đến một ai đó thì bạn cần phải dừng lại ngay và có hình phạt với trẻ” Phó Hiệu trưởng Trung tâm tư vấn gia đình tại Đại học Nova Đông Nam Fort Lauderdale, Florida, – Roni Leiderman đã phát biểu như vậy. Dường như mọi nỗ lực để chặn những đứa trẻ trong độ tuổi này là vô ích. Tập trung hạn chế những gì bé ném và những nơi bé ném với những lời khuyên mà chúng tôi muốn gửi tới bạn sau đây.
Chỉ cho trẻ biết những gì chúng có thể ném
Thứ gì trẻ có thẻ ném là điều bạn cần dạy trẻ
Một đứa trẻ hơn một tuổi sẽ học những gì không được ném rất nhanh chóng nếu có nhiều thứ chúng được phép ném và thậm chí là khuyến kích để trẻ ném. Những quả bóng là lựa chọn rõ ràng (lựa chọn quả bóng xốp để giảm thiểu các vụ va chạm trong gia đình). Trò chơi ném bóng thực tế (chẳng hạn như tung vào một chiếc giỏ hay ném vào một tảng đá trên ao) thậm chí còn thú vị hơn với một đứa trẻ hai tuổi, đặc biệt nếu bạn chơi với trẻ.
Thông điệp bạn muốn truyền tải khi cho trẻ ném đồ gì đó là tốt miễn là trẻ ném đúng nơi và đúng thời điểm. “Khi trẻ ném một cái gì đó không phù hợp chẳng hạn như một chiếc giầy thì bạn hãy bình tĩnh lấy nó đi từ tay bé và nói “Con có thể ném bóng nhưng không được ném giày” Sau đó cho trẻ một quả bóng để chơi. Leiderman đã nói như vậy.
Ngăn chặn việc ném đồ một cách hung hăng của trẻ ?
Những gì bạn nên làm khi một đứa trẻ hơn một tuổi ném đồ mà trẻ không nên làm – chẳng hạn như cát trong một chiếc hộp cát hay khối nào đó vào một đứa trẻ khác? Tốt nhất có thể, bạn nên cố gắng ngăn chặn ngay từ lần đầu tiên xảy ra. Nếu trẻ biết bạn đang theo dõi hành động của chúng thì chúng sẽ biết chúng không nên ném đồ vào bất kỳ ai mặc dù chúng thích làm điều đó.
Nếu con bạn thường xuyên lại gần và làm đứa trẻ khác bị thương bằng cách ném các đồ đạc vào chúng thì điều quan trọng lúc này là bạn phải luôn phản ứng theo đúng một cách để trẻ học thông qua những hành động lặp đi lặp lại. Tiếp theo khi con bạn làm việc đó bạn cần nói” Không, đau đấy và kéo con bạn sang một bên một cách nhanh chóng và nhận mạnh sự chú ý “không” và đưa trẻ ra khỏi tình huống trẻ bắt đầu thấy thú vị trong một thời điểm.
Điều quan trọng là giữ thời gian ổn định dưới một phút (một nguyên tắc nhỏ là 60 giây cho mỗi năm tuổi) để con bạn không quên tại sao chúng cần phải dừng hành động mà chúng đang làm ngay lại.
Nếu bạn nhận thấy rằng trẻ ném mọi thứ vào trẻ khác khi chúng đang tức giận thì bạn nên khuyến khích trẻ thể hiện mình bằng cách sử dụng từ để nói. Nói “Nếu con tức giận với Emily thì con nên nói ra” hoặc “Con nói mẹ khi con cảm thấy tức giận.”
Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn cho trẻ biết bạn không vui với hành động của trẻ bằng tông giọng, chỉ cần không để sự tức giận của bạn khiến bạn có những phản ứng thái quá. Cố gắng không la mắng con và không bao giờ đánh con thậm chí là đánh vào tay trẻ để ngăn trẻ không được ném đồ.
Nếu trẻ vẫn cố tình ném đồ làm ảnh hưởng đến người khác mặc dù bạn đã cố gắng ngăn chặn thì bạn cũng vẫn phải bình tĩnh và kiên định. Bạn có thể không còn sự lựa chọn nào khác nhưng hãy giữ mắt mình quan sát đồ trẻ chơi và để ý hành động của trẻ trong khi trẻ chơi cùng chúng.
Gắn chặt đồ chơi vào ghế ngồi của trẻ
Khi trẻ ngồi trong chiếc xe đẩy hoặc ngồi ghế ô tô thì bạn hãy thử gắn một vài đồ chơi trong tầm tay trẻ (buộc các đồ chơi quanh đó nhưng không để dây quá rườm ra). Trẻ sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng ngoài việc có thể ném các đồ chơi này thì chúng có thể kéo chúng trở lại. Nhân đôi niềm vui cho trẻ cũng là một nửa công việc của bạn.
Dọn dẹp cùng nhau
Trò chuyện với trẻ về việc thu dọn đồ chơi
Đừng bắt đứa trẻ một tuổi của bạn nhặt mọi thứ chúng ném. Leidermen nói “Đó là một nhiệm vụ quá sức đối với một đứa trẻ ở độ tuổi này”. Thay vào đó, bạn hãy thử đặt hai tay xuống sàn, khép gối và nói với con bạn: “Hai mẹ con cùng xem cách nào nhặt mẩu xếp hình nhanh nhé” hoặc ” Con có thể giúp mẹ tìm mẩu hình M&M màu vàng không?”
Tạo một hình mẫu tốt
Bạn không cần phải giả tình cờ ném một cái gối lên ghế sofa để làm ví dụ tốt cho con bạn. Thực tế, bạn có thể sử dụng các đồ mà bạn thường quăng xung quanh nhà để cho trẻ biết thứ gì thì để ném tốt và những thứ gì thì không.
Ngồi với trẻ trong giờ ăn.
Đây là giai đoạn trẻ ăn uống lộn xộn nhưng bạn có thể tránh điều tồi tệ nhất xảy ra bằng cách ngồi cùng trẻ khi trẻ ăn. Bằng cách nào đó bạn phải nhẹ nhàng nhưng kiên quyết nói với trẻ không quăng đồ ăn của mình và giữ bát của trẻ xuống nếu cần thiết.
Leiderman nói rằng: “Cha mẹ nên ngồi ăn cùng con cái để chúng tham gia vào cuộc trò chuyện và giúp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của con.” Đó là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ nhai thức ăn của mình trước khi nuốt tránh bị nghẹn.
Sử dụng sản phẩm dành cho trẻ có khả năng bám dính trên bàn để trẻ không thể ném chúng đi. Bạn hãy phục vụ trẻ từng chút một theo nhu cầu của trẻ. Leiderman cho rằng” Đừng ép trẻ ăn nhiều hơn chúng muốn, trừ khi bác sĩ nhi khoa nói rằng chúng gặp vấn đề rắc rối vế sức khoẻ.”
Hầu hết trẻ không bắt đầu ném đồ ăn của chúng cho đến khi chúng hoàn tất việc ăn uống và cảm thấy chán. Vì vậy, không cần quan tâm đến lượng trẻ ăn bao nhiêu mà bạn nên để ý rằng khi trẻ vức thức ăn là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã ăn xong và muốn rời khỏi ghế ăn.
Minh Hường
(Theo babycenter)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam