Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa mẹ có đến hơn 200 thành phần và cho đến nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về sữa mẹ, cứ mỗi chất mới được phát hiện ra, nếu để ý, bạn sẽ thấy nó được thêm ngay vào các loại sữa công thức.
Vậy các thành phần trong sữa mẹ có công dụng gì, hãy cùng tìm hiệu nhé!
– Casein: Đây là một chất đạm đặc biệt, giúp bé không bị bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai hay dị ứng
– Sắt: Sữa mẹ có đủ chất sắt cho sự phát triển của bé, đặc biệt bé rất dễ hấp thu chất sắt trong sữa mẹ.
– Lactose: Lactose trong sữa mẹ giúp em bé thu nhận chất sắt.
– DHA(Docosahexaenoic acid): là chất cực kỳ quan trọng giúp bé phát triển não và mắt.
– Lipase: men này có trong sữa mẹ và giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ.
– Lactase: là chất giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ.
– Amylase: Là chất giúp bé tiêu hóa các chất tinh bột.
– IgA tiết (secretory IgA): IgA là kháng thể có khả nặng tồn tại mà không bị acid của bao tử phá hủy khi em bé nuốt vào. Nhờ nó mà em bé được bảo vệ tốt hơn, trong trường hợp mẹ bị nhiễm vi khuẩn thì con sẽ được bảo vệ khỏi nó (tất nhiên không phải loại vi khuẩn nào cũng có thể bị ngăn chặn). Sữa mẹ có đủ lại kháng thể IgG, IgA, IgM, IgD and IgE. Nhưng nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA tiết.
– Canxi (Calcium): Canxi trong sữa mẹ có hàm lượng khoảng 250mg/L – 300mg/L và không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ hay hàm lượng canxi của mẹ. Canxi giúp phát triển xương, tăng chức năng cơ, chức năng tim. Dù có nhiều loại sữa có canxi nhưng canxi trong sữa mẹ là bé dễ hấp thu nhất, bé có khả năng hấp thu gần 100 % canxi trong sữa mẹ.
– Đồng, Kẽm: Đây là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Kẽm cần cho men, chức năng miễn nhiểm, chữa lành vết thương, tạo protein, phân chia tế bào, tạo DNA. Kẽm trong sữa mẹ ở dạng vi sinh sẳn sàng để hấp thụ. Mẹ không cần bồi dưỡng đặc biệt, sữa mẹ vẫn đảm bảo có các khoáng chất này.
– Nước: Nước chiếm 89% thành phần của sữa mẹ, khi mẹ không uống đủ nước (khoảng 12 ly x 250ml / ngày đều đặn trong 24g) lượng sữa sản xuất được sẽ ít đi nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
– Oligosaccharide: Đây là một chuỗi các thành phần loại đường, những vi khuẩn bám vào chuỗi đường này sẽ bị bài tiết ra ngoài và không thể xâm nhập cơ thể bé.
– Lactoferrin: Đây là thành phần có khả năng gộp 2 nguyên tử sắt làm một, nhờ đó mà khiến cho các vi khuẩn có hại không thể tăng trưởng được. Ví dụ loại Staphylococcus aureus rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
– Chất đạm bám Vitamin B12: Chất đạm này có trong sữa mẹ giúp cho vi khuẩn thu thập Vitamin B12 sẽ không thể lấy đi loại vitamin này.
– Yếu tố bifidus: Chất này khuyến khích sự tăng trưởng của một số vi khuẩn loại Lactobacillus bifidus nên rất có ích cho hệ thống tiêu hóa.
– Các chất acid béo có trong sữa mẹ có khả năng làm vỡ màng bọc của các loại siêu vi trùng có vỏ bọc (enveloped virus) – như siêu vi trùng thủy đậu.
– Sữa non (colostrum) và các tế bào miễn nhiễm: Sữa non là sữa được tiết ra trong những ngày đầu tiên, chứa nhiều kháng thể và tế bào miễn nhiễm, không những thế nó còn có một số chất giúp chống vi trùng như interferon (chống siêu vi trùng), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào (macrophage)). Có rất nhiều tế bào miễn nhiễm trong sữa non, nhiều nhất (50% số bạch cầu) là bạch cầu trung tính (neutrophil), 40% đại thực bào, 10% lymphocyte, (trong đó 20% là loại tế bào B và 80% loại tế bào T).
– Vitamin A: Vitamin A cực kỳ cần cho thị giác và duy trì cấu trúc da (biểu bì). Vitamin A trong sữa mẹ được lấy từ vitamin A trong máu mẹ, bởi vậy mà mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A để giúp bé khỏe mạnh hơn.
– Vitamin D: Vitamin D là loại vitamin rất cần cho việc phát triển xương, tạo tế bào, phòng chống một số nguy cơ (cao áp, rối loạn cơ chế tạo kháng thể chủ động…).
– Vitamin E: Vitamin E có thể giúp bảo vệ lớp màng các tế bào khỏi bị oxy hoá, lão hoá, giãm stress (intra-patrum stress). Trong chế độ ăn uống thông thường của mẹ, cũng dễ dàng có đủ vitamin E cho mẹ và con, không cần bổ sung thêm dạng thuốc.
– Vitamin K: Vitamin K giúp đông máu, nhận từ mẹ qua sữa mẹ, tuy nhiên trong sữa mẹ lại hơi thiếu vitamin K, bởi vậy mà trẻ sơ sinh sẽ được tiêm Vitamin K một lần duy nhất ngay sau khi sinh.
– Vitamin C: Vitamin C giúp chống oxy hoá, giúp hấp thụ chất sắt, chống dị ứng, tăng sức đề kháng. Cơ thể bé không tự tạo vitamin C, mà chỉ nhận được vitamin C từ sữa mẹ.
– Vitamin B (các loại B1, B2, B6, B12…) Giúp chuyển hoá năng lượng trong tế bào, được nhận từ huyết thanh của mẹ dồi dào.
– Muối và Clo (Sodium, Cloride): đây là những thành phần cần để sát trùng và chống viêm cho mẹ và bé. Khi mẹ bị viêm tuyến sữa, nồng độ muối trong sữa mẹ tăng lên giúp chống viêm cho mẹ và bé có thể bú mẹ bình thường.
– I-ốt: Cần để tạo hormone tuyến giáp cần cho quá trình phát triển não trong thai kỳ và trọn đời.
– Flo: Cần cho quá trình tạo xương, làm chắc lớp vỏ xương vỏ răng. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, có đầy đủ trong sữa mẹ. Nhiều nơi có nguồn nước đã bổ sung flo, mẹ không cần dinh dưỡng đặc biệt hay bổ sung flo.
Sữa mẹ có rất nhiều công dụng giúp bé phát triển. Nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng, thậm chí 1 năm đầu tiên. Nếu không thì nên chọn loại sữa công thứcnào gần giống với sữa mẹ để bé có thể phát triển tốt nhất có thể.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam