1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Thông thường nhưng rất nguy hiểm

Mùa hè sắp tới với nguy cơ trẻ bị mắc tiêu chảy cấp rất cao, các bậc cha mẹ đã có những kiến thức về bệnh này để đối phó khi con bị mắc?

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dưới 3 tuổi và gây nên nhiều hậu quả nặng nề. Cứ đến mùa hè là dịch tiêu chảy cấp thường xảy ra và lan trên diện rộng, trở thành nỗi lo của nhiều gia đình nuôi con nhỏ

Vậy tiêu chảy cấp là gì? Triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng Websosanh tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là bệnh lý nguy hiểm với biểu hiện là tiêu phân lỏng từ 3-10 lần/ngày, nôn nhiều lần, sốt cao. Nếu tiêu chảy kèm nôn nhiều có thể gây tình trạng mất nước nguy hiểm dẫn đến trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đến sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.

Tiêu chảy cấp thường xuất hiện vào mùa hè và dễ lây lan thành dịch

Tiêu chảy cấp thường xuất hiện vào mùa hè và dễ lây lan thành dịch

Nguyên nhân của tiêu chảy cấp?

Bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do các loại vi trùng tả, thương hàn, kiết lỵ; các loại virus đường ruột như rotavirus, entenovirus; do ký sinh trùng đường ruột…

Con đường lây lan của tiêu chảy cấp

Đường lây của bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu qua ăn uống các thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh

Theo nghiên cứu dịch tễ họ cho thấy, những người bị tiêu chảy cấp thường do ăn các loại thực phẩm sau: mắm tôm, mắm tép, rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, rau quả, thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh hoặc thức ăn bị ô nhiễm do ruồi, nhặng, bụi, gió, tay bẩn.

Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp thường sống từ 4 – 47 ngày trong nước biển, từ 4 – 40 ngày trong nước máy, từ 3 – 30 ngày trong nước giếng khơi và trong nước ao hồ, từ 17 – 19 ngày trong nước sông, 2 – 3 tuần trong ruồi và tới 25 tuần trong đất. Đặc biệt nguy hiểm là trong thực phẩm như cá, cua, hàu, mầm bệnh có thể sống đến 40 ngày. Trong bánh mì, mắm tôm, mắm tép, nem chạo, nem chua từ vài ngày đến hàng tuần.

Do vậy, khi sống trong vùng dịch, cách tốt nhất là bạn phải thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng, và phun thuốc diệt trùng

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn tiêu chảy cấp

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn tiêu chảy cấp

Những triệu chứng của tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

– Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

– Nôn: Thường xuyên xuất hiên đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

– Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

– Triệu chứng mất nước

– Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

– Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ cũng có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.

– Nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

– Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

– Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

– Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

– Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

– Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

– Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm và chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm và chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày

Làm gì khi bị tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy cấp, việc đầu tiên là phải kịp thời cấp nước và khoáng bị mất do tiêu chảy gây ra và điều trị những triệu chứng đồng thời xảy ra khi bị tiêu chảy

Tham khảo dùng thuốc gì khi bị tiêu chảy

Bên cạnh việc bù nước, người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp, … để giúp có sức khỏe. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Tuyệt đối không được bắt trẻ cử ăn. Nếu trẻ bị ói, đi tiêu nhiều lần cần cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Đối với thai phụ nếu bị tiêu chảy cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị. Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tự chữa bệnh.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất