Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hai nhà thần kinh học Hurlbert và Ling nghiên cứu và thấy rằng phụ nữ của hai nền văn hóa tuy khác nhau nhưng lại có cùng xu hướng về màu sắc đó là cùng thích tông màu đỏ, trong đó có màu hồng, nhưng nguyên nhân thực sự là tại sao? Trong kết quả công bố của họ, các nhà khoa học cho rằng các màu được ưu tiên xuất phát từ vai trò trong cuộc sống của phụ nữ cổ đại. Trong thời cổ đại, thường thì nam giới sẽ được giao nhiệm vụ đi săn bắt trong rừng, còn phụ nữ thì lượm lặt trái cây, rau quả.
Phụ nữ thời cổ đại có nhiệm vụ lượm nhặt trái cây, vì vậy, họ dễ dàng nhận biết đâu là màu quả chín
Đó là lý do khiến cho hai nhà khoa học Hurlbert và Ling có quan điểm rầng phụ nữ trở nên “quen mắt” và trở nên “đồng điệu” với các màu có sắc đỏ của quả chín bởi thường những quả chín có màu đỏ và mục tiêu của con người cũng chỉ là hướng tới quả chín chứ không bao giờ tìm mọi cách lượm lặt quả xanh. Các bác sĩ cũng nói rằng phát hiện này sẽ có ích cho việc nhận biết khuôn mặt đỏ ửng -một dấu hiệu bệnh tật của trẻ em và phụ nữ.
Trong khi đó để giải thích cho sở thích màu xanh được tìm thấy cả ở nam giới và phụ nữ trong nghiên cứu này, Hurlbert kiến cho rằng thời xưa, màu xanh là màu biểu thị “thời tiết tốt” và một “nguồn nước tốt” [Nguồn: The Guardian].
Sự thật các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ có xu hướng thích màu sắc ở phía đỏ của quang phổ. Phát hiện của họ không phải là đơn độc bởi trước đó cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy rằng phụ nữ thích màu đỏ vì đôi mắt của họ tiết ra chất hòa hợp với màu đỏ giúp họ nhìn màu đỏ tốt hơn so với các màu khác. Điều này chắc chắn đã hỗ trợ Hurlbert và Ling khi họ có ý tưởng về một cơ sở tiến hóa cho sở thích màu sắc. Nhưng câu trả lời của họ không bao gồm tất cả các dữ liệu.
Ví dụ, cho đến năm 1920 thì trẻ em – cả bé gái lẫn bé trai đều không mặc đồ có màu mà chỉ mặc đồ màu trắng. Đến khi trưởng thành thì con trai lại thường mặc màu hồng còn con gái lại mặc màu xanh. Mãi cho đến những năm 40 của thế kỷ 20, “sở thích màu sắc” mới có sự đảo ngược lại: “màu xanh dành cho con trai và màu hồng dành cho con gái”. Đây chính là sự hỗ trợ, bổ sung cho quan điểm rằng sở thích màu sắc liên quan đến giới tính xuất phát từ văn hóa hơn là sinh học.
Con gái thường thích trang trí phòng màu hồng
Mặc dù vậy, chắc chắn vẫn có những bậc cha mẹ không chọn cho con mình những màu sắc “đặc trưng giới tính”, họ chọn cho con họ những bộ quần áo màu vàng và màu xanh lá cây.
Một nhóm các nhà khoa học từ đại học Princeton đã nghiên cứu trên một nhóm bé gái và tạo điều kiện cho họ sống trong một môi trường không có sự phân biệt màu sắc giới tính. Kết quả cho thấy rằng trẻ con có khả năng phân biệt giới tính rất rõ ràng và nó rất quan trọng đối với sự phát triển đối với trẻ. Bởi vậy mà sự phân biệt màu sắc, hay nói cách khác là gán cho mỗi giới tính một màu sắc nhất định, sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm và an toàn hơn.
Từ nghiên cứu Princeton cho thấy một sự kết hợp của cả hai nền văn hóa và sinh học đã tạo ra sự khác nhau trong sở thích màu sắc. Tuy nhiên câu hỏi vẫn là “Sinh học hay văn hóa là nhân tố chịu trách nhiệm chính”.
Lại tiếp tục theo đuổi câu hỏi này, các nhà khoa học lại thí nghiệm với những người bị mù màu và đưa ra phán đoán rằng liệu những người không thể phân biệt màu sắc có vấn đề về nhầm lẫn giới tính hay không!
Dù là vì lý do gì thì có thể khẳng định rằng việc con trai thích mặc đồ màu xanh hơn và con gái thích mặc đồ màu hồng là điều rất bình thường. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, việc tráo đổi màu sắc giữa hai giới để tạo nên thời trang là điều hoàn toàn bình thường. Màu sắc không đánh giá được bạn là ai, chỉ cần bạn có cách cư xử hợp lý và đúng mực với đồ mà mình mặc trên người.
Hương Giang
Theo howstuffworks.com
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam