Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nhờ tốc độ xử lý tốt, ổ cứng thể rắn SSD đang dần thay thế ổ cứng thể rắn HDD truyền thống, đặc biệt là trên những dòng laptop mới hiện nay. Tuy nhiên, độ bền của ổ cứng SSD vẫn là một trong những mối lo của người dùng hiện nay. Tuổi thọ của SSD được tính dựa vào thời gian sử dụng (đơn vị : giờ đồng hồ) và giới hạn dung lượng ghi chép dữ liệu lên ổ. Trung bình, ổ cứng SSD hiện hành chỉ có thể đọc và ghi khoảng hơn 100 TB dữ liệu. chính vì vậy, nếu phải hoạt động liên tục với tần suất cao, thời gian phục vụ của ổ cứng SSD sẽ bị rút ngắn lại.
Nhưng nếu bạn sử dụng đúng cách thì tuổi thọ ổ cứng SSD sẽ được nâng lên khá nhiều:
Sử dụng ổ cứng SSD ở mức nhiệt độ chuẩn
Ổ cứng SSD có khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với ổ cứng HDD truyền thống, mức nhiệt độ được nhà sản xuất khuyến cao là trong khoảng 0 -70 độ C, trong khi mức nhiệt độ của ổ HDD là 5 -55 độ C. Ngoài ra một số hãng còn tăng khả năng chịu đựng của ổ cứng SSD như HyperX với khả năng chịu nhiệt từ -40 độ C tới 85 độ C.
Nhiệt độ cao khiến ổ cứng SSD nhanh bị hư hỏng
Có nền nhiệt chịu đựng khá tốt nhưng nếu bạn luôn đặt ổ cứng ở nhiệt độ cao thì điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của ổ cứng trong thời gian hoạt động lâu dài. Nhiều chuyên gia cũng cho hay dữ liệu của ổ cứng SSD có thể bị biến mất do nhiệt độ cao. Chính vì vậy, vấn đề nhiệt độ là rất quan trọng, hãy đặt ổ cứng ở vị trí thoáng mát, không quá nóng và không quá lạnh.
Nguồn điện ổn định
Hầu hết các thiết bị điện tử đều cần một nguồn điện ổn định để có thể đảm bảo tuổi thọ của thiết bị. Việc mất điện đột ngột có thể phá hỏng nhiều phần cứng trong máy tính của bạn, bao gồm cả SSD. So sánh với ổ cứng HDD thì ổ cứng SSD sẽ an toàn hơn về việc bảo vệ dữ liệu trong trường hợp ngắt điện đột ngội. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để điều này xảy ra với ổ cứng SSD đặc biệt là khi chúng lưu trữ những dữ liệu quan trọng.
Trong các công ty lớn vẫn sử dụng các bộ lưu điện để tránh trường hợp mất điện đột ngột qua đó bảo vệ được các thiết bị điện tử.
Ổ cứng SSD cần giữ một dung lượng trống nhất định
Các bo mạch trên ổ cứng SSD
Cơ chế hoạt động cở bản của SSD là việc ghi đè lên các vùng dữ liệu khác nhau. Khi phải ghi đè lên các vùng dữ liệu cũ, tốc độ sẽ chậm hơn hẳn so với khi ghi mới, điều này lý giải tốc độ của SSD khi ổ đĩa trống luôn nhanh hơn lúc SSD gần hết dung lượng lưu trữ. Bên cạnh đó, việc để chống 1 vùng của ổ cứng cũng giúp dữ liệu của bạn an toàn hơn.
Ngoài ra, cơ chế ghi đè của ổ cứng SSD cũng khiến phân vùng dữ liệu gặp nguy hiểm, dù là không nhiều nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới thông tin trong ổ đĩa của bạn, đặc biệt là các vùng dữ liệu lâu không được sử dụng tới. Bởi vậy, bằng cách xóa bớt hoặc chuyển các dữ liệu ít sử dụng sang một HDD khác, SSD sẽ hoạt động tốt hơn và bền bỉ hơn.
Nên sử dụng ổ cứng SSD bên cạnh ổ cứng HDD
Việc sử dụng hai ổ cứng song song sẽ giúp bạn đảm bảo được một tốc độ xử lý cao đi kèm với khả năng hoạt động bền bỉ hơn cho hệ thống của bạn. Sử dụng SSD để tăng hiệu năng của hệ thống và sử dụng ổ cứng HDD để lưu trữ dữ liệu.
Tuổi thọ của ổ cứng SSD bị ảnh hưởng với quá trình đọc ghi dữ liệu vì vậy nếu bạn càng sao lưu nhiều trên ổ cứng SSD thì tuổi thọ của ổ sẽ càng giảm. Ngoài ra, ổ cứng SSD cũng thường có dung lượng thấp 60 – 250 GB vậy nên bạn cũng khó lưu được nhiều dữ liệu trên ổ cứng. Bạn có thể sử dụng sử dụng ổ cứng SSD để cài đặt hệ điều hành cùng các ứng dụng phục vụ cho nhu cầu công việc hằng ngày.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam