Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ảnh minh hoạ
Những sai lầm vô tình làm hại ổ SSD
1. Thực hiện chống phân mảnh trên ổ đĩa
Thao tác chống phân mảnh trên ổ đĩa là việc sắp xếp và ghi lại dữ liệu trên ổ đĩa bằng cách hợp nhất các tập tin tương tự nhau nhằm tăng công suất đĩa cứng. Điều này là một biện pháp tốt đối với ổ đĩa HDD truyền thông. Tuy nhiên, với ổ cứng SSD đây thực sự là điều cấm kỵ và là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tuổi thọ của ổ SSD.
Như chúng ta được biết ổ đĩa thể rắn bị hạn chế về số lượng lần ghi (cá biệt có ổ chỉ ghi được vỏn vẹn 1000 lần). Vậy nên nếu thực hiện thao tác chống phân mảnh thường xuyên sẽ vô tình làm hại ổ SSD vì bản chất của thao tác là ghi lại và sắp xếp dữ liệu ổ cứng. Bên cạnh đó, SSD không hề có phiến đĩa cũng như không có bộ phận nào phải chuyển động khi hoạt động cả. Vậy nên việc thực hiện chống phân mảnh là vô ích vì dữ liệu lưu trữ trên ổ sẽ được định vị ngay lập tức dù nằm ở vị trí nào đi chăng nữa.
2. Không sử dụng lệnh TRIM
Đối với ổ cứng cơ học HDD khi bạn thực hiện lệnh xoá một file nào đó, ổ vẫn chưa xoá hoàn toàn dữ liệu cho đến khi dữ liệu mới được ghi đè lên khoảng trống mà file bị xoá để lại. Đó cũng là lý do tại sao các phần mềm phục hồi tập tin có thế cứu phần dữ liệu đã bị xoá (tạm).
Trái với HDD, khi nhận lệnh xoá một file nào đó, ổ sẽ chuyển dữ liệu đó sang bộ nhớ đệm, tại đây những dữ liệu bạn muốn xoá sẽ bị xoá (thao tác lần 2). Lúc này đây vai trò của lệnh TRIM mới thực sự được thể hiện.
Nếu máy bạn có mặc định hoặc được cài đặt lệnh TRIM, nó sẽ thông báo cho SSD rằng thông tin cần xoá là không quan trọng và có thể thực hiện xoá sạch hoàn toàn ngay lập tức. Vì vậy việc thực hiện xoá dữ liệu đó sẽ trở nên rất nhanh chóng. Cách thực hiện như vậy sẽ rất tiết kiệm thời gian đồng thời tăng tốc độ cũng như hiệu suất của ổ.
3. Chạy hệ điều hành Windows XP, Windows Vista trên ổ SSD
Hai hệ điều hành trên không hỗ trợ lệnh TRIM nên thao tác xoá dữ liệu sẽ rất mất thời gian và thông tin cần xoá hoàn toàn lại chỉ được tạm xoá trước khi bị ghi đè dữ liệu. Điều này vô hình chung làm giảm tốc độ ghi của ổ SSD. Vậy nên nếu bạn quyết định dùng ổ đĩa SSD thì rất cần thiết sử dụng hệ điều hành có hỗ trợ lệnh TRIM.
4. Ổ SSD luôn trong tình trạng đầy
Khi dung lượng ổ SSD còn rất ít chỗ trống sẽ khiến tốc độ hoạt động của thiết bị giảm sút đáng kể. Đơn cử như khi muốn lưu trữ thêm dữ liệu, ổ SSD sẽ cần thêm thời gian để tìm khoảng trống còn thừa để lưu trữ. Điều này sẽ mất thời gian và làm giảm hiệu suất ghi của ổ.
Theo khuyến cáo của trang công nghệ nổi tiếng Anandtech, chúng ta chỉ nên dùng khoảng 3/4 dung lượng của SSD và để trống phần còn lại nhằm lưu trữ thêm dữ liệu sau này nếu cần.
5. Thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới trên ổ SSD
Dù biết SSD có hiệu suất vượt trội so với ổ HDD truyền thống về mọi mặt nhưng đừng vì thế mà lạm dụng nó để sao chép, tạo dữ liệu mới một cách thường xuyên. Như chúng ta được biết ổ đĩa thể rắn chỉ có số lần ghi dữ liệu hạn định vậy nên càng sao lưu nhiều bao nhiêu, SSD sẽ càng bị giảm tuổi thọ và dễ dàng hỏng hóc bấy nhiêu.
Thay vì việc lưu trữ liệu trên SSD, bạn nên sử dụng ổ cứng cơ học HDD thay thế nhằm hạn chế số lần ghi xoá.