Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nokia Lumia 630
Ưu điểm
– Thiết kế ưa nhiền hơn hầu hết những điện thoại ở phân khúc giá rẻ
– Hiệu năng tốt
– Nhiều lựa chọn màu sắc, trẻ trung
– Hợp với cả nam và nữ
Nhược điểm
– Bộ xử lý còn yếu nên hiệu năng chưa thực sự tốt
– Chất lượng màn hình trung bình
– Bộ nhớ hạn hẹp
– Pin chưa được tốt
Sony Xperia M2
Ưu điểm:
– Có kích thước màn hình lớn
– Thiết kế khá bỏng bẩy, thừa hưởng từ các mẫu smartphone cao cấp
– Có đi kèm tính năng mạng 4G
– Thời lượng pin tốt
– Có hỗ trợ thẻ nhớ microSD
Nhược điểm:
– Độ phân giải màn hình khá thấp
– Ảnh chụp cho độ sắc nét hơi thái quá
– Chất lượng loa ngoài và gọi thoại không có gì nổi bật
So sánh về thiết kế
Lumia 630 màu vàng, xanh và cam sử dụng bộ vỏ 2 lớp đẹp mắt. |
Smartphone của Nokia luôn tỏ ra nổi bật so với các đối thủ cùng tầm tiền về ngoại hình nhờ thiết kế nhiều màu sắc trẻ trung, Lumia 630 cũng kế thừa được ưu điểm đó. Chiếc Windows Phone này được bán ra ở thị trường trong nước có tới 5 màu khác nhau: xanh lá cây, vàng, da cam, đen và trắng.
Đặc biệt, Nokia đã tỏ ra khá ưu ái khi riêng các bản màu vàng, cam và lá cây bán ra ở Việt Nam lại sử dụng bộ vỏ công nghệ sơn 2 lớp Dual-Shot lạ mắt, cho hiệu ứng màu thú vị khi có ánh sáng chiếu vàng. Trong khi thực tế, tất cả các màu Lumia 630 bán ra ở thị trường quốc tế phải sử dụng lớp sơn vỏ vân nhám, như bản màu đen và trắng.
So với Lumia 525 và 520, Lumia 630 vuông vắn hơn nếu nhìn từ bên cạnh. Tuy nhiên, nó lại cho cảm giác cầm thoải mái nhờ phần viền phẳng được bo nhẹ không quá vát. Nắp pin kéo tràn và bo lên toàn bộ 4 cạnh khiến mặt trước của máy trông như có đường viền màu, trong khi phần vỏ vẫn rất chắc chắn giống như kiểu thiết kế nguyên khối. Thực tế, không ít người khi nhìn sẽ có chung nhận định 630 trông rất giống với iPhone 5C của Apple.
Về phần mình, chiếc M2 có kích thước khá tương đồng với đối thủ HTC. Tuy nhiên, với độ dày 8.6mm, máy tạo cảm giác chắc và đầm tay hơn, cũng như dễ sử dụng hơn với một tay. Mặt sau của máy làm toàn bộ bằng nhựa, cùng với lớp viền cũng bằng nhựa, nhưng được phủ một lớp làm bóng nên trông khá giống với kim loại. Và mặc dù không cảm thấy cái lạnh đặc trưng của kim loại khi chạm vào thiết bị, thì bạn vẫn thấy lớp vỏ này rất mượt tay.
Mặt sau của Xperia M2 cũng khá dễ bị xước bởi lớp vỏ nhựa bóng “giả gương”. Điều này đã được cải thiện trên chiếc Z2 nhờ một tấm kính cường lực Gorilla Glass 3 ở mặt sau. Và đây cũng là một trong những lý do mà chiếc Xperia M2 rẻ hơn nhiều so với người anh siêu phẩm của nó.
So sánh về hiệu năng
Nokia Lumia 630 sử dụng một bộ vi xử lý tầm thấp Snapdragon 200 tốc độ 1,2 GHz cùng lõi đồ họa Adreno 302. Nó mất thời gian là 1503 ms để thực hiện bài thử nghiệm benchmark java Sunspider, khá thấp đối với một thiết bị chạy Windows Phone, vốn đáng ra nó phải nhanh hơn nhiều khi so với các đối thủ Android cùng cấp (như Motorola Moto E).
Dù nằm ở phân khúc giá tầm thấp hơn 3 triệu đồng thay vì một model cao cấp, Lumia 630 lại là thiết bị đầu tiên có mặt trên thị trường sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8.1 chính thức (bản phần mềm Lumia Cyan). So với Windows Phone 8, hệ điều hành trên Windows Phone 8.1 mang tới nhiều điểm mới lạ và cải tiến tích cực.
Về khả năng nghe gọi, Lumia 530 thực hiện rất tốt. Âm thanh trong, rõ ràng, và có thể gia tăng âm lượng lên khác cao. Loa ngoài của máy cũng có chất lượng khá ổn.
Về phần mình, Sony Xperia M2 có một thiết kế khá đẹp, cùng bộ giao diện, cũng như phần mềm ấn tượng. Tuy nhiên như đã nói, thì máy lại tỏ ra khá “cùi” ở lĩnh vực hiệu năng khi xuất hiện khá nhiều hiện tượng lag, giật khung hình trong quá trình sử dụng, nhất là các với các ứng dụng nặng.
Đây chính là nguyên nhân của việc ôm đồm quá nhiều phần mềm, cũng như tính năng mới của nền tảng Android, đến mức vượt qua cả giới hạn phần cứng của máy, vốn chỉ sở hữu chip xử lý tầm trung Snapdragon 400. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tốc độ xử lý giữa OPPO R5 và Sony Xperia M2 được đánh giá là rất nhỏ, và khó để thấy sự khác biệt.
Nó có một lõi quad-core Cortex A7 tốc độ 1.2GHz, chú trọng nhiều hơn vào khả năng tiết kiệm điện năng, thay vì thuần sức mạnh xử lý. Do đó không khó để lý giải về những hiện tượng thỉnh thoảng bị giật, xử lý chậm của chiếc smartphone này.
Ở các bài thử nghiệm chạy benchmark, Xperia M2 cho một số điểm khá tương đồng với Moto G và loạt smartphone tầm trung dùng chip xử lý Snapdragon 400. Cụ thể, chiếc M2 đạt 312 điểm mỗi lõi xử lý, hay 1061 điểm về tổng thể.
Khi thử nghiệm với khả năng chơi games, máy đáp ứng khá tốt với chỉ một ít thụt giảm khung hình ở các trò chơi 3D nặng như Real Racing 3 hay Dead Trigger 2. Tất nhiên là khả năng hiển thị của nó sẽ tốt hơn nhiều với một màn hình full HD 1080p, tuy nhiên rất khó để chúng ta tìm kiếm một thiết bị vừa có những điểm mạnh như chiếc M2, mà lại vừa có màn hình độ phân giải cao.
Nhận định
Cùng với mức giá dưới 3 triệu đồng, nhưng Sony Xperia M2 có vẻ trội hơn một chút so với đối thủ Lumia 630 với sự đa dạng của nền tảng Android, cộng thêm những điểm độc đáo về mặt thiết kế.