Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sony Xperia Z3
Ưu điểm:
– Màn hình hiển thị với công nghệ IPS ấn tượng
– Thiết kế ấn tượng
– Camera có chất lượng tốt
– Pin khỏe
– Khả năng chống nước tốt
Nhược điểm:
– Giá thành còn khá đắt
– Không quá nhiều cải tiến so với phiên bản Z2 cũ
Nokia Lumia 830
Ưu điểm:
– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc
– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng
– Camera độ phân giải cao với 10MP
Nhược điểm:
– Bộ vi xử lý trung bình
– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá
So sánh về thiết kế
Sony Xperia Z3 như đã nói, không có quá nhiều thay đổi về thiết kế so với những người tiền nhiệm của mình. Thay vì xu thế ngày càng cho ra đời những thiết bị lớn hơn, thì Sony dường như đang đi ngược lại điều đó, khi mà chiếc Z3 có kích thước nhỏ hơn Z2 một chút ( 14.6 x 7.2 x 7.3 cm so với 14.7 x 7.3 x 8.2 cm trên Z2 ) nhưng mỏng hơn, và các khung viền cũng có cảm giác được chăm chút hơn với việc tạo độ ôm tay, và thoải mái khi cầm.
Ở mặt phía trước và phía sau, Xperia Z3 vẫn có thiết kế nguyên khối, omni-balance cân đối với lớp kính cường lực, bao xung quanh là viền nhôm rất vừa tay, và bắt mắt. Tuy nhiên với thiết kế mỏng, máy tạo cảm giác hơi mảnh khảnh khi cầm trên tay. Loa ngoài của máy đặt ở cạnh trên phía trước, cho chất lượng âm thanh khá tốt.
Thiết kế các nút ấn cũng không có nhiều thay đổi, khi mà ở cạnh phải của máy chúng ta có nút nguồn, hai nút tăng giảm âm lượng, nút chụp ảnh cứng bên dưới và khe cắm thẻ nhớ ở bên trên. Ở cạnh trái chúng ta có khe cắm sạc và jack kết nối dock sạc. Tất cả các bộ phận đều được che bằng một tấm có doăng cao su, giúp chống nước và chống bụi.
Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Về phần mình, chiếc Lumia 830 trái lại, có thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm. Mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.
Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.
Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.
Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.
So sánh về phần cứng và hiệu năng
Sony Xperia Z3 đồng thời cũngkhông có nhiều cải tiến về phần cứngso với chiếc Z2 được ra mắt hồi đầu năm. Với bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801 lõi quad-core Krait 400 tốc độ 2.5GHz, GPU Adreno 330, cùng 3GB bộ nhớ RAM, Xperia Z3 vẫn là một trong những thiết bị có phần cứng mạnh mẽ nhất thời điểm hiện nay, ngang bằng với các siêu phẩm LG G3, HTC One M8 hay Samsung Galaxy S5.
Xét về hiệu năng, máy hoạt động khá tốt, nhanh và mượt với số điểm 2770 khi chạy đa nhân tuy chưa thực sự ấn tượng nếu so với 2908 trên Galaxy S5 và 2840 trên One M8.
Pin của Xperia Z3 cũng rất ấn tượng, bền bỉ hơn nhiều so với Galaxy S5 hay LG G3 do màn hình có độ phân giải thấp hơn (full HD so với qHD) khiến hiệu năng của máy vô hình chung được cải thiện đáng kể.
Về phần mình, bản thân hệ điều hành Windows Phone 8.1 là một nền tảng được Microsoft tối ưu hoá cho việc tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng. Vì vậy, Microsoft cũng không cần đặt nặng việc trang bị cấu hình máy cao vì nó thể là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Chính xác hơn, chip xử lý trên 830 chỉ thuộc tầm trung – ngay cả khi so sánh với chiếc OPPO R5 vốn không được đánh giá cao về phần cứng. Nokia Lumia 830 sở hữu Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.
Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản.