Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Websosanh – Trong khuân khổ sự kiện CES 2015, cũng như các hãng máy ảnh khác, Nikon cũng giới thiệu tới người dùng chiếc máy ảnh tầm trung sử dụng cảm biến APS-C D5500 của họ. Sở dĩ ngay sau máy D5300 là tới D5500 vì theo quan niệm của người Nhật thì số 4 đem lại vận xui nên họ thường bỏ qua con số này. Theo đánh giá ban đầu thì D500 hầu như không có cải tiến gì vượt trội so với người tiền nhiện D5300 của nó. Nhưng D5500 lại rất có tiềm năng nhờ chất lượng máy ảnh tốt trong phân khúc máy ảnh tầm trung.
Máy ảnh này được giới thiệu với một loạt các cải tiến nhỏ như sở hữu màn hình cảm ứng 3.2 inch với độ phân giải hơn 1 triệu điểm ảnh. Dù đây là điểm nâng cao rõ rệt so với thế hệ trước nhưng nó vẫn chỉ được coi là một cải tiến nhỏ. Ngoài ra, còn có một số điểm tinh chỉnh trong thiết kế cùng khả năng quay video theo dạng tay cầm. Ngay cả khi chưa thử nghiệm thì D5500 đã tỏ ra là một chiếc máy ảnh tạo sự thoải mái cho người dùng.
Máy ảnh Nikon D5500
Các hoạt động của D5500 có hiệu quả tương tự như người tiền nhiệm của nó. Cả 2 đều sử dụng bộ cảm biến CMOS có độ phân giải 24 megapixel và kích thước APS – C với cùng một bộ xử lý ảnh EXPEED 4 cho phép chụp được 5 hình/s; có 39 điểm lấy nét tự động và ISO tối đa lên tới 25.600. Các thông số cho thấy D5500 không có gì mới. Và mặc dù Nikon đã đảm bảo cho việc cải thiện hình ảnh tốt hơn khi giảm độ nhiễu khi chụp hình với ISO cao. Nhưng điều này là cần thiết bởi lẽ ngay cả máy ảnh cấp thấp như D3300 cũng đã có hiệu suất chụp hình tốt hơn. Vì thế, sự khác biệt giữa D5500 và D5300 không nhiều.
Khi xem xét đến tính năng quay video, D5500 khiến người dùng thất vọng bởi tốc độ quay phim tại chất lượng Full HD 1080p là 50/60fps trong khi họ chờ đợi đây là chiếc DSLR quay video 4K. Dù vậy, có vẻ như Nikon đang thực hiện một bước đi đúng đắn và có phần chắc chắn cho loạt D5000 và giờ thì D5500 đã lên ngôi ngữ hoàng trong dòng máy ảnh tầm trung, mặc dù các cải tiến của D5500 có phần bảo thủ.
Sự ra đời của D5500 đã thu hẹp khoảng cách với chiếc máy ảnh cao cấp D7100 từ các cải tiến kỹ thuật cho tới mức giá. Hai chiếc máy ảnh này chỉ chênh nhau khoảng 100$ tương đương với khoảng 2 triệu đồng, vậy làm thế nào để lựa chọn giữa chúng?
1. So sánh màn hình cảm ứng
Nikon D5500 là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên của Nikon sở hữu màn hình cảm ứng. Những người quen sử dụng màn hình cảm ứng ( đã từng sử dụng máy ảnh Canon có màn hình cảm ứng) sẽ cảm thấy sự tiện lợi của nó. Bằng việc sử dụng màn hình cảm ứng cùng các nút điều khiển trên than máy, người dùng sẽ dễ dàng thiết lập được các hoạt động của máy. Nhưng đối với người dùng đã quen với việc sử dụng các nút bấm thì màn hình cảm ứng lại thực sự không cần thiết, thậm chí nó còn làm tăng chi phí của máy ảnh.
D5500 là chiếc DSLR sở hưu màn hình cảm ứng đầu tiên của Nikon
Ngoài ra, máy ảnh D7100 không có thiết kế xoay giống như màn hình của D5500. Dù vậy, với người sử dụng một cách máy ảnh tầm trung lại ít khi cần phải chụp bằng cách xoay màn hình. Bởi lẽ, khi xoay màn hình cũng đồng nghĩa với việc làm giảm sự vững chắc của body. Từ quan điểm này thì D7100 không có một màn hình xoay là hợp lý, và màn hình của D7100 có độ phân giải cao hơn D5500.
2. So sánh sensor
Cả hai chiếc máy đều dùng cảm biến APS- C. Đáng chú ý là cả hai cảm biến này đều không có bộ lọc hoặc bộ lọc AA có chất lượng quang học thấp. AA là từ viết tắt của “anti-aliasing”. Khi những hình ảnh được xử lý theo một cách nào đó sẽ tạo ra các hiệu ứng không mong muốn như các gợn sóng trên hình. Gợn sóng là một hiệu ứng chủ yếu xảy ra khi các mẫu dòng hoặc dòng quá gần nhau. Những dòng này tác động vào lưới cảm biến tạo hiệu ứng nhiễu và khó chịu cho mắt. Các bộ lọc AA đi kèm với cảm biến máy sẽ ngăn cản điều này xảy ra.
Bộ cảm biến của cả 2 máy đều không có bộ lọc quang học chống gợn sóng
Chiếc D800E là máy ảnh đầu tiên của Nikon không cần tới bộ lọc quang học thấp nhưng nói đúng ra nó đã loại bỏ các bộ lọc này. Và nó đạt được hiệu quả hình ảnh mong muốn bằng các phương tiện khác. Đó cũng là lý do làm cho Nikon hoàn toàn tự tin về việc tránh gợn sóng và răng cưa giúp làm tăng độ phân giải của cảm biến. Vì vậy, Nikon D7100 trở thành chiếc máy ảnh đầu tiên loại bỏ bộ lọc quang học mà vẫn cho phép máy ghi được những hình ảnh sắc nét. Và trong D5300, sau đó là D5500 điều không có bộ lọc quang học. Tuy nhiên, hình ảnh vẫn sẽ xuất hiện những gợn sóng nếu như chụp quần áo. Nhưng chỉ cần thay đổi góc chụp, chuyển điểm lấy nét, dùng ống kính tele và làm hậu kì thật kĩ là sẽ loại bỏ được hiệu ứng không mong muốn này.
Trong phần tiếp sẽ phân tích thêm 3 đặc điểm nữa của 2 chiếc máy ảnh để giúp người dùng dễ dàng lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp với mình.
T.T (Theo Thedigitalcamera)