Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Từ trước tới nay, đồ tiêu dùng dán mác Trung Quốc vốn không dành được sự ưu ái từ người Việt, tuy nhiên với những bước tiến gần đây trong ngành công nghệ di động, các nhà sản xuất TQ đang dần xóa bỏ được cái mác “đồ Tàu” trong mắt người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Có thể kể ra các hãng điện thoại Trung Quốc như Xiaomi, Gionee, hay Đài Loan ( HTC,..) đang dần khẳng định được vị thế của mình tại nhiều phân khúc trong và ngoài khu vực.
Một trong số những chiếc điện thoại Trung Quốc nhưng rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hiệu năng của nó chính là chiếc Gionee L800, được mệnh danh là sở hữu cục pin “không đáy”.
Bên cạnh đó, Asus Zenfone 4 là thiết bị đầu tiên đánh giá nỗ lực của Asus tại phân khúc smartphone giá rẻ “tiết kiệm ngân sách”. Với chi phỉ chỉ hơn 1 triệu đồng, liệu Asus có thể đáp ứng được tốt những nhu cầu của người dùng với danh nghĩa là một chiếc smartphone giá rẻ, hiệu năng tốt hay không?
Bài viết sẽ so sánh những ưu nhược điểm về thiết kế, và hiệu năng giữa một siêu phẩm điện thoại phổ thông, và một mẫu smartphone được đánh giá cao nhờ giá rẻ và hiệu năng ổn định.
So sánh về thiết kế
Không sở hữu một thiết kế đặc biệt, Gionee vẫn trung thành với kiểu dáng “thanh kẹo” truyền thống, nhưng các chi tiết của máy tạo một cảm giác nam tính, mạnh mẽ và có phần khá sang trọng.
Gionee L800 sở hữu màn hình khá lớn nếu so sánh với các mẫu điện thoại cơ bản ngày nay, với kích thước 2,6″, font chữ và các biểu tượng to, rõ nét, bố trí hợp lý, rất dễ để sử dụng. Máy tạo cảm giác chắc chắn, tuy nhiên có thể mới đầu sẽ cảm thấy kích thước hơi to, và nặng nề khi đặt trong túi. Tuy nhiên sau khi sử dụng một thời gian thì đa số người dùng không mấy ai than phiền về vấn đề này.
Gionee L800 có hỗ trợ 2 sims 2 sóng, và thẻ nhớ mở rộng microSD bên cạnh bộ nhớ trong 128MB của nó.
Về phần mình, Asus Zenfone 4 có thiết kế khá dễ thương, với kích thước màn hình cảm ứng nhỏ so với mặt bằng chung, chỉ 4 inch, ngang tầm với những chiếc iPhone 4, hay iPhone 5. Không chỉ vậy, nó còn được đánh giá là có thiết kế khá đẹp, và tạo được ấn tượng riêng nhờ tấm kim loại khắc nổi các vòng tròn ở phần đế dưới máy.
Phần còn lại toàn bộ máy được làm bằng nhựa plastic với những đường nét bo tròn khá ưa nhìn, và cũng tạo cảm giác thoải mái khi cầm trên tay. Một phần cũng vì máy không quá mỏng, với 11.5mm độ dày, tạo cảm giác rất đầm tay khi sử dụng.
Các nút ấn bao gồm phím nguồn và phím âm lượng được đặt ở góc trên bên cạnh phải của máy. Ở bên cạnh trái chúng ta có khe cắm sim.
So sánh về hiệu năng
Không sở hữu một thiết kế đặc biệt, Gionee vẫn trung thành với kiểu dáng “thanh kẹo” truyền thống, nhưng các chi tiết của máy tạo một cảm giác nam tính, mạnh mẽ và có phần khá sang trọng.
Gionee L800 sở hữu màn hình khá lớn nếu so sánh với các mẫu điện thoại cơ bản ngày nay, với kích thước 2,6″, font chữ và các biểu tượng to, rõ nét, bố trí hợp lý, rất dễ để sử dụng.
Máy tạo cảm giác chắc chắn, tuy nhiên có thể mới đầu sẽ cảm thấy kích thước hơi to, và nặng nề khi đặt trong túi. Tuy nhiên sau khi sử dụng một thời gian thì đa số người dùng không mấy ai than phiền về vấn đề này.
Gionee L800 có hỗ trợ 2 sims 2 sóng, và thẻ nhớ mở rộng microSD bên cạnh bộ nhớ trong 128MB của nó.
Về hiệu năng
Sở dĩ chiếc điện thoại này khá nặng là do nó được trang bị một cục pin “ngoại cỡ” với dung lượng lên tới 3000mAh, con số mà ta chỉ hay thấy trên các mẫu máy tính bảng, và thậm chí còn là rất “khủng” đối với một chiếc smartphone cao cấp.
Đây cũng là điểm nhấn lớn nhất của chiếc L800. Với một cục pin như vậy, thời lượng sử dụng Gionee L800 có thể được tính bằng “tháng” chứ không phải là ngày, hay giờ như các mẫu điện thoại khác. Thời lượng sử dụng này càng tỏ ra ấn tượng khi so sánh với khoảng thời gian 1 ngày, hai ngày… trên các mẫu smartphone ngày nay.
Bên cạnh đó, máy cũng có hiệu năng sử dụng khá tốt. Giao diện của máy chạy khá mượt và ít gặp trục trặc về phần mềm, cũng như phần cứng trong quá trình sử dụng. Máy hỗ trợ các tính năng cơ bản của một chiếc điện thoại thông thường như nghe gọi, nhắn tin, kết nối mạng Internet qua mạng 3G.
Về phần mình, do là thiết bị smartphone ở cấp thấp, nên khó có thể trong mong Asus Zenfone 4 sẽ sở hữu một cấu hình ấn tượng, cũng như một hiệu năng mạnh mẽ. Giống như các mẫu tablet của Asus, chiếc Zen 4 dùng bộ xử lý Atom có mã Z2520 với tốc độ xử lý chỉ 1.2GHz, giúp render màn hình ở độ phân giải cứng 480 x 800.
Máy có 1GB RAM, và đôi khi cảm giác hơi bị đuối khi sử dụng các ứng dụng nặng của nền tảng Android, đặc biệt là khi chơi game – hiện tượng chậm, đôi khi giật lag, và vỡ frame xảy ra thường xuyên.
Tổng kết
Mặc dù hơn Gionee L800 ở chỗ là smartphone với đầy đủ các chức năng hiện đại như màn hình cảm ứng, và nhiều tính năng đi kèm, nhưng chiếc Zenfone 4 lại tỏ ra thua kém ở khá nhiều điểm, nhất là về thời lượng pin sử dụng.
Nếu như bạn là người không quan trọng về các tính năng đi kèm của một chiếc smartphone, mà chủ yếu chỉ dùng nó để nghe, gọi, thì Gionee L800 rõ ràng là một sự lựa chọn đáng giá hơn. Hiện Gionee L800 đang được phân phối rộng rãi tại các cửa hàng, đại lý bán điện thoại dao động từ 700 tới 750 ngàn đồng.
Tuy nhiên nếu như muốn sở hữu một thiết bị smartphone với nhiều tính năng hấp dẫn, nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, lướt web, facebook, và chơi các trò chơi trên nền tảng Android, thì Zenfone 4 vẫn là một sự lựa chọn tốt hơn, mặc dù có giá gần gấp đôi, nhưng vẫn là một sự lựa chọn đáng giá nhờ vào hiệu năng và thiết kế của máy.