Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Máy rửa bát đang ngày càng thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Có ba loại máy rửa bát chính: để bàn, độc lập và âm tủ. Trong đó, máy rửa bát âm là loại được ưa chuộng nhất. Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà lựa chọn loại máy phù hợp. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Websosanh sẽ đánh giá ưu và nhược điểm của dòng máy rửa bát này để bạn có cái nhìn khách quan hơn.
Ưu điểm của máy rửa bát âm tủ
Khác với máy rửa bát độc lập, máy rửa bát để bàn,… máy rửa bát lắp đặt âm tủ sở hữu những ưu điểm sau:
1. Thiết kế hiện đại, đẹp mắt
Ưu điểm lớn nhất của máy rửa bát này là kiểu dáng rất bắt mắt và sang trọng. Vì được lắp vào tủ nên tiết kiệm diện tích rất nhiều. Đồng thời làm tăng tính đồng bộ trong thiết kế không gian bếp và tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.
2. Công suất rửa lớn
Tùy theo từng thương hiệu và dòng máy, máy rửa bát có công suất rửa từ 8-16 bộ bát đĩa châu Âu. Với công suất lớn, chiếc máy này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của những gia đình có nhiều thành viên.
3. Ngăn rửa rộng rãi
Máy rửa bát thường có 2 – 3 ngăn và được làm bằng inox. Vì vậy, bạn có thể phân loại và sắp xếp bát, đĩa vào từng ngăn để tránh va chạm, hư hỏng.
4. Độ ồn thấp
Máy rửa bát hiện đại được trang bị công nghệ hiện đại nhất. Vì vậy, máy rửa bát luôn được cải tiến để hoạt động trơn tru. Máy thường có độ ồn thấp chỉ từ 44dB đến 48 dB. Với độ ồn này, máy rửa bát không gây cảm giác khó chịu trong quá trình rửa.
5. Đa dạng chương trình rửa
Máy rửa bát tích hợp sẵn thường có 6 – 8 chương trình rửa.
- Normal: Chế độ rửa thông thường
- Auto: Rửa tự động tiết kiệm điện
- ECO: Chế độ rửa sinh thái tiết kiệm điện
- Rapid: Rửa nhanh chóng
- Soak: Chương trình ngâm, tráng qua
- Intensive: Rửa chuyên sâu
6. Tiết kiệm nước
So với rửa tay, máy rửa bát sử dụng ít nước hơn rất nhiều. Rửa bằng máy chỉ tốn từ 14 đến 27 lít trong khi rửa bát bằng tay thì khoảng 25 đến 30 lít.
7. An toàn
Máy rửa bát được sản xuất từ chất liệu cao cấp, cách điện, cách nhiệt tốt, cộng với các chức năng như là:
- Aquastop: Với chức năng an toàn AquaStop, trong trường hợp rò rỉ hoặc ngập nước, máy sẽ tự động cắt nguồn cấp nước cho đến khi lỗi được khắc phục, tránh hư hỏng gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Chức năng khóa an toàn trẻ em: được thiết lập khi máy bắt đầu hoạt động, bảng điều khiển, cửa sẽ được khóa lại để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi gia đình có trẻ nhỏ.
- Sấy khô: Bát được sấy khô ở nhiệt độ cao, diệt khuẩn đến 99% và có thể sử dụng ngay khi chương trình kết thúc.
- Chương trình vệ sinh Hygiene: Đây là chương trình chỉ có trên các dòng máy cao cấp, dành riêng cho gia đình có trẻ nhỏ và đồ rửa cần mức độ làm sạch cao nhất, chu trình rửa sẽ lâu hơn với nước nóng ở 70 độ C để khử trùng hiệu quả tất cả các loại vi khuẩn cho bát đĩa và chai lọ.
Nhược điểm của máy rửa bát âm tủ
Bên cạnh những ưu điểm của máy rửa bát âm tủ thì song song đó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Được lắp đặt dưới gầm tủ nên cần tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật của máy để phù hợp với tủ bếp gia đình.
Kích thước của máy rửa bát âm tủ khá lớn nên phù hợp với không gian bếp tương đối rộng và hiện đại.
Cần sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy rửa bát. Vì nếu sử dụng sai sản phẩm sẽ dẫn đến hiện tượng đóng cặn làm bẩn lồng máy, tắc ống thoát nước, bọt tràn ra ngoài gây hỏng vi mạch.
Giá thành cao hơn so với các loại máy rửa bát khác khoảng 15 – 40 triệu đồng.
Kết luận
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của máy rửa bát âm tủ. Hãy lưu ý những điều trên để chọn được chiếc máy phù hợp với thiết kế của căn bếp nhà mình nhé!