Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trước hết, bàn phím Corsair K83 có thiết kế bằng nhôm, bề mặt phay xước trông rất chi là sang trọng, các đường cắt cực kỳ sắc nét, tinh tế, đường cạnh vát kim cương như trên iPhone hay các sản phẩm kim loại cao cấp. Mặt dưới bàn phím có phần đế bằng nhựa với 2 dải dây cao su để đảm bảo chống trượt khi đặt trên bàn. Nhìn chung về mặt thiết kế mà nói Corsair K83 không có điểm gì để mà chê cả, quá đẹp, quá tinh tế luôn.
Về phím bấm, chúng ta có layout 74 phím giống như bàn phím laptop. Có một điểm rất hay là chúng ta có thể gán macro cho Corsair K83 thông qua phần mềm iCUe. Ở phía trên dãy phím là các nút điều chỉnh media, kết nối, nút chức năng Back, Home..
Phần trên bàn phím có một nút để bật nguồn. Việc tắt/bật nguồn rất đơn giản, bấm là bật, và bấm là tắt. Đơn giản không phải chờ đợi gì cả. Bên cạnh nút nguồn là một cổng micro USB để đảo bảo cho việc sạc pin cũng như kết nối không dây.
Về dây dẫn, chúng ta sẽ có một đoạn dây microUSB khá dài, thiết kế dẹt chống rối nhưng độ linh hoạt và tiện dụng không được cao cho lắm. Pin của Corsair K83 lên tới 40 giờ ở chế độ không dây và vô hạn khi kết nối có dây.
Thế là xong những phần cơ bản nhất. Và giờ chúng ta sẽ đến với phần hay ho nhất trên chiếc bàn phím Wireless này.
Ở bên phải bàn phím có một hình tròn lớn, đó là một touchpad như trên laptop. Bề mặt touchpad được làm bằng nhôm, cảm giác vuốt trơn mượt rất sướng tay, viền có đèn Led trắng để dễ thao tác trong bóng tối. Touchpad của Corsair K83 cót thể sử dụng các cử chỉ đa tác vụ giống như laptop, nghĩa là có thể zoom in, zoom out, kéo lên kéo xuống… Nếu không muốn sử dụng chức năng này bạn có thể tắt hoặc cài đặt trong iCUe. Phía bên dưới touchpad có 2 chuột trái và chuột phải.
Tiếp đó, phía trên touchpad có một con lăn điều chỉnh âm lượng, thiết kế này cũng giống những người anh em khác của Corsair K83 nên không có gì lạ. Bên cạnh nó mới là nhân vật chính, một cần joy stick điều khiển. Vì Corsair K83 có thể dùng để điều khiển smartphone, tablet, smart tivi sử dụng hệ điều hành Android nên sẽ có rất nhiều điều chúng ta có thể làm với chiếc joy stick này: thay thế lăn chuột, điều chỉnh lên xuống, chọn mục… Tuy nhiên độ chính xác của nó chưa thực sự cao cho lắm, nó chỉ giúp thao tác nhanh hơn thôi chứ độ chính xác còn phải xem lại.
Điểm nhấn hay ho khác là 2 trigger chuột trái và chuột phải được thiết kế ở mặt sau và phía trên, kết hợp với joy stick chúng ta sẽ có một chiếc bàn phím kiểu tay cầm chơi game vậy, giúp thao tác thuận tiện và nhanh hơn rất nhiều so với dùng touchpad và nút bấm.
Về kết nối Corsair K83 có tất cả 3 dạng là kết nối bluetooth, kết nối không dây và wireless. Để kết nối wireless thì chúng ta sẽ có một cục USB Receiver đi kèm khi mua bàn phím. Tín hiệu của dạng kết nối này khá đảm bảo, mình sử dụng để chơi game thì không thấy bất cứ cản trở nào cả. Tuy nhiên cũng không nói trước được vì mình chỉ chơi một số tựa game thao tác không nhiều và dồn dập.
Nhìn chung thì Corsair K83 là mẫu bàn phím không dây hướng đến người dùng văn phòng hoặc những ai muốn một thiết bị đa năng dùng kèm smart tivi. Do đó nếu muốn một chiếc bàn phím chơi game thì chúng ta nên cân nhắc một số người anh em khác của nó như Corsair Vengeance K65, Corsair K68, Corsair K63…
Chốt lại, theo đánh giá của mình thì bàn phím Corsair K83 là mẫu bàn phím không dây cực kỳ đáng giá: nó có thiết kế đẹp và sang trọng, độ tiện dụng thì trên cả tuyệt vời luôn. Một khi đã sở hữu em này thì bạn có thể loại bỏ hết những thiết bị rườm rà trước đây như bàn phím chuột không dây cũ, chuột bay…, chỉ cần một em bàn phím này là đủ rồi.
Giá của Corsair K83 hiện nay là 2.800.000 đồng.