Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tại sao lấy tủy răng là mấm mống gây bệnh nghiêm trọng?
Răng được cấu tạo bởi hợp chất cứng chắc nhất trên toàn bộ cơ thể của bạn, trong mỗi răng có chứa buồng tủy và cấu trúc mềm gồm các mạch máu và dây thần kinh, xung quanh tủy là ngà răng, được làm từ chât tiết ra từ các tế bào là một chất khoáng cứng. Lớp ngoài cùng cứng chắc nhất của răng là men răng bao bọc lấy ngà răng. Chân răng được cắm sâu vào xương hàm và được cố định bởi các dây chằng nha chu. Ngoài 4 tổ chức thần kinh chính nằm trong răng thì ngoài ra còn có hàng dặm những kênh khác nuôi dưỡng mỗi chiếc răng.
Khi một nha sĩ phẫu thuật lấy tủy răng, để lấy đi những phần tủy răng bị viêm nhiễm nặng và không có khả năng phục hồi, họ sẽ thực hiện thao tác làm đầy hốc răng của bạn bằng một chất gọi là Guttapercha, và làm tách biệt răng khỏi nguồn cấp máu và không cho các chất lỏng lưu thông qua răn, tuy vậy những kênh mạch máu nhỏ khác thì thực sự vẫn còn tồn tại và trở thành một khoảng trống an toàn để cho vi khuẩn trú ngụ và hệ thống miễn dịch cũng không thể loại bỏ được những vi khuẩn này nữa.
Thao tác lấy tủy răng vẫn được coi là an toàn thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Thao tác lấy tủy răng có thế dẫn đến bệnh tật ở tim mạch, thận, xương và não
Khi hệ miễn dịch của cơ thể còn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả thì bất cứ sự viêm nhiễm nào ở răng cũng sẽ bị phát hiện, giữ lại và cuối cùng là bị tiêu diệt. Tuy nhiên nếu cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi một sự trấn thương, bị bệnh tật hay bị tai biến nào đó thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ mất khả năng kiểm soát sự viêm nhiễm. Những vi khuẩn ở rằng khi đó từ hố răng sâu sẽ đi vào máu,di chuyển đến những vị trí khác để hoạt động, những vị trí mà vi khuẩn có thể trú ngụ là các mô, các cơ quan nội tạng hoặc là các tuyến nội tiết.
Theo các bác sỹ, hầu hết các bệnh mãn tính có liên quan tới các việc lấy tủy răng bao gồm:
– Bệnh tim
– Bệnh thận
– Bệnh viêm khớp
– Bệnh về thần kinh
– Bệnh tự miễn dịch ( như bệnh lupus …)
Lấy tủy răng cũng có thể dẫn đến bệnh ung thư, theo một nghiên cứu của bác sỹ Robert Jones về mối quan hệ giữa việc lấy tủy răng và ung thư vú, người ta đã tìm thấy sự tương quan lớn giữa phẫu thuật lấy tủy răng và ung thư vú. Bác sỹ khẳng định tìm thấy mối tương quan này sau 5 năm nghiên cứu 300 ca bệnh ung thư vú. Trong đó 93% phụ nữ bị ung thư vú đã thực hiện lấy tủy răng, 7% số ca bị mắc những bệnh về đường răng miệng.
Bác sỹ Jones cũng khẳng định là những độc chất từ vi khuẩn trong những hố răng đã lấy tủy hoặc ở xương hàm có khả năng ức chế protein có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Một nhà vật lý học người Đức đã có những bản báo cáo tương tự với những phát hiện của Tiến sĩ Josef Issels, trong 40 năm điều trị những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, 97% trong số ca bệnh có mắc chứng viêm tủy răng. Nếu như những vị tiến sĩ này nói đúng, thì việc chữa trị những căn bệnh ung thư sẽ đơn giản chỉ là chữa trị dứt điểm bệnh sâu răng và khôi phục lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bạn nên lựa chọn các giải pháp điều trị răng sâu khác
Tốt nhất là không nên lấy tủy răng
Lời khuyên của tiến sĩ là không nên lấy tủy răng bởi việc giữ lại chiếc răng đã bị sâu sẽ gây nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe của bạn. Đối với đa số người bị sâu răng và thực hiện phẫu thuật lấy tủy răng thì nên nghiêm túc cân nhắc việc nhổ bỏ răng để giảm những tổn thương có thể từ hố răng chứa những vi khuẩn tiềm ẩn này. Một khi hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương thì các loại vi khuẩn này sẽ dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch và gây nên những bệnh nguy hiểm thường gặp.
Sau đây là những lựa chọn thay thế cho việc lấy tủy răng:
Lắp răng giả: sử dụng các loại răng giả có thể tháo lắp khi cần ăn hoặc cho việc thẩm mỹ là cách đơn giản và có chi phí rẻ nhất.
Trồng răng: Trồng một chiếc răng nhân tạo thường làm bằng chất liệu titan cấy vào lợi hoặc xương hàm. Cách này có một số vấn đề về phản ứng với kim loại. Chất Zirconium được xem là vật liệu mới và ít biến chứng hơn.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam