Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Nóng gan nên ăn gì?
1.1. Cà rốt
Cà rốt và các loại rau ăn củ tươi ngon từ nông trại VinEco có màu như củ cải đường đều có chứa hàm lượng lớn Beta-caroten và Flavonoid của thực vật. Hai hoạt chất này giúp hỗ trợ và cải thiện chức năng gan, từ đó tăng khả năng điều trị các bệnh liên quan như nóng trong.
1.2. Hành tỏi
Trong thành phần cấu tạo của loại thực phẩm này chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, giàu Allicin và Selen giúp giải độc, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp kích thích hoạt động của các enzyme để bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
1.3. Bông cải
Glucosinolate là một loại enzym đặc hiệu, hỗ trợ trong quá trình sản xuất enzyme khác ở gan đồng thời giúp tăng cường loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, hạn chế đáng kể những nguy cơ có thể dẫn đến ung thư gan.
Thật tuyệt vì bông cải xanh chứa rất nhiều loại enzyme hữu ích này, trở thành một trong những loại rau củ tốt nhất cho lá gan của bạn!
1.4. Rau xanh lá
Các loại rau xanh ăn lá chứa nhiều vitamin và chất xơ như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi… giúp cải thiện đường tiêu hóa, thành phần của chúng còn chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng phân giải, hạn chế tác động của dư lượng các loại thuốc trừ sâu, kim loại nặng tồn đọng trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Từ đó, hỗ trợ gan trong việc loại bỏ độc tố, tăng cường chức năng và bảo vệ gan.
1.5. Nước chanh giải nhiệt
Thành phần của các chai detox không thể thiếu được hương vị chanh. Mỗi ngày vào buổi sáng, thưởng thức một ly nước chanh ấm sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, giảm cân hiệu quả đặc biệt là bảo vệ lá gan của mình nhờ Vitamin C và các hoạt chất tuyệt vời từ loại quả này.
1.6. Củ dền
Cũng giống như cà rốt và củ cải đường, củ dền chứa rất nhiều sắc tố Cyanin nhóm beta làm giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường giải độc gan đặc biệt với các chất nguy hại như kim loại nặng.
1.7. Nghệ
Hoạt chất Curcumin nổi tiếng có trong củ nghệ giúp bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện đường tiêu hóa. Riêng đối với gan, thành phần từ nghệ còn giúp loại bỏ và phân giải các độc tố, kích thích tuyến mật hoạt động.
1.8. Atiso
Atiso giúp loại bỏ lượng Cholesterol và mỡ dư thừa trong gan, đồng thời hai hoạt chất Cynarin và Silymarin giúp hỗ trợ các chức năng của gan và loại bỏ các độc tố gây hại. Bên cạnh đó, trà Atiso còn là một trong số những món giải nhiệt mùa hè đơn giản mà rất tốt cho sức khỏe.
1.9. Quả bơ
Chất chống oxy hóa có trong bơ là Glutathione còn có tác dụng rất tốt đối với quá trình thải độc ở gan. Bên cạnh đó, Vitamin K, và các chất dinh dưỡng có trong bơ còn giúp giữ dáng, đẹp da, tăng cường sức khỏe.
1.10. Bưởi
Bưởi và các loại quả có múi như cam, quýt đều chứa rất nhiều Vitamin C. Hoạt chất này vô cùng có lợi cho cơ thể từ xương khớp, hệ tiêu hóa và đặc biệt là giúp gan loại bỏ chất độc hại có trong máu. Tuy nhiên, người đang sử dụng thuốc không nên ăn bưởi ngay (trong 24h) vì có thể dẫn đến ngộ độc.
1.11. Các loại đậu
Vốn trong thành phần của các loại đậu và hạt ngũ cốc nguyên chất như yến mạch… đều có chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin, muối khoáng… vừa giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế béo phì vừa giúp giải độc và thanh nhiệt gan hiệu quả.
1.12. Trà xanh giải nhiệt gan
Trà xanh có vị chát, sau đó là vị ngọt đọng lại ở cổ có tác dụng mát gan và giữ cho da căng mọng. Bên cạnh đó, trà xanh cũng là thực phẩm tốt cho tim mạch và giữ huyết áp ổn định. Để lưu lại được những tinh chất quý, nên lấy những búp trà tươi, vò hơi dập và hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi thưởng thức.
1.13. Táo
Táo là loại trái cây có chứa rất nhiều Vitamin nhóm A, C đặc biệt là tinh chất Pectin, vốn là hoạt chất giúp loại bỏ các chất độc tích tụ lại ở gan, từ đó tăng cường chức năng và bảo vệ gan.
1.14. Củ cải đường
Như vừa giới thiệu ở trên, cà rốt, củ cải đường đều chứa rất nhiều Caroten, phục hồi và ổn định các chức năng gan, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm mụn nhọt, rôm sảy… ở những người bị nóng trong.
1.15. Quả óc chó
Trong thành phần của quả óc chó chứa rất nhiều axit amin, một số còn rất hiếm trong tự nhiên. Chính vì thế, hạt óc chó có rất nhiều tác dụng, từ bổ gan, tăng cường trí não đến hỗ trợ sự phát triển và tránh dị tật cho thai nhi. Có thể ăn hạt óc chó rang hoặc dùng trực tiếp sữa óc chó để tăng sức đề kháng và bảo vệ gan.
1.16. Rau má
Rau má thường được phơi khô, đun thành nước uống hoặc nấu canh, ăn sống để giải nhiệt và trị chứng táo bón, nóng trong. Theo đông y, rau má có vị ngọt, tính mát rất phù hợp để tăng cường sức khỏe gan.
1.17. Lá mã đề
Lá mã đề hay bông mã đề từ lâu đã là bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt, phát ban do nóng trong mà ra. Lá mã đề làm mát và giải độc gan rất hiệu quả, tuy nhiên phải chú ý cẩn thận khi sử dụng cho người bị thận yếu và phụ nữ có thai.
1.18. Bồ công anh
Có rất nhiều loại rau củ tuyệt vời là đáp án cho câu hỏi nóng gan nên ăn gì cho mát. Tuy nhiên, chắc hẳn ít ai biết tới tác dụng mát gan, giảm căng thẳng, mệt mỏi của cây bồ công anh. Một loại cây cỏ dại thường mọc ở ngay vệ đường. Người ta thường lấy lá bồ công anh để đun làm nước uống.
1.19. Hoa cúc
Là một trong bốn loại thảo mộc quý, được dùng để pha trà, sắc thuốc. Hoa cúc có vị đắng, tính mát rất tốt cho tiêu hóa và bài tiết. Trà hoa cúc giúp giải nhiệt cho gan, từ đó giữ cho làn da luôn tươi trẻ.
1.20. Đu đủ
Đu đủ vốn là loại trái cây nội địa bổ dưỡng, lành tính và chứa nhiều vitamin. Hạt đu đủ có chứa một vài hợp chất có khả năng ngăn chặn và phục hồi những dấu hiệu tổn thương gan như nóng trong, thậm chí là xơ gan. Có thể lấy hạt đu đủ để pha nước uống hoặc chế biến cùng với món ăn.
2. Nóng gan kiêng ăn gì?
2.1. Các món ăn cay nóng
Câu hỏi được quan tâm tiếp theo sau nóng gan nên ăn gì là những loại thực phẩm nên kiêng hoặc tuyệt đối tránh nếu không muốn mắc phải hoặc làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Đầu tiên là hạn chế ăn món ăn cay nóng như mì cay, kim chi… những món ăn nhiều ớt, cay nóng đều làm nóng gan, gây mụn nhọt, phát ban…
2.2. Thịt có màu đỏ, tôm
Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt cừu hay hải sản… đều rất giàu protein. Hàm lượng đạm quá cao có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi từ đó ảnh hưởng đến chức năng của gan làm tình trạng bệnh càng trở lên trầm trọng.
2.3. Mì gói, thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm ăn liền chế biến sẵn như mì gói, thịt đóng hộp, đồ ăn nhanh… thường chứa rất nhiều dầu mỡ, hàm lượng calo cao và nhiều chất bảo quản, đặc biệt là khó tiêu hóa hơn. Sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
2.4. Các thực phẩm chế biến chiên xào
Những món ăn cay nóng như món xào, chiên rán, đồ nướng, các loại mì cay, ớt… đều nên hạn chế ăn. Không chỉ gây nên chứng nóng trong, ăn quá nhiều các món ăn cay nóng còn dẫn đến các vấn đề về tim mạch, huyết áp, đau dạ dày…
2.5. Thuốc lá, rượu, chất kích thích
Thuốc lá, rượu và các chất kích thích đều có hại cho cơ thể, bất kể là gan hay các cơ quan khác. Trong bia rượu đặc biệt là thuốc lá có những chất làm phá hủy nội tạng, ung thư gan và rất nhiều vấn đề trầm trọng khác về sức khỏe.
2.6. Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Nóng gan nên kiêng ăn gì? Ngoài đồ cay nóng, cồn, chất kích thích… cũng nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm giảm khả năng hoạt động của gan, thận, từ đó gây ra nhiều bệnh về huyết áp, hay tiểu đường…
2.7. Các loại thuốc bổ cũng làm gan nóng lên
Những loại thuốc bổ nếu sử dụng không đúng liều lượng và cách dùng cũng có thể là nguyên nhân gây chứng nóng gan, thậm chí làm hại đến gan. Để bồi bổ cơ thể và tăng sức đề kháng, đẹp da nên sử dụng một cách hợp lý, theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Trên đây là các loại thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị nóng gan. Cùng với khẩu phần ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng, để bảo vệ đồng thời hỗ trợ phục hồi gan một cách tốt nhất. Trước tiên, nên trực tiếp tới bệnh viện để khám tổng quát hay khám chuyên sâu gan, mật, tầm soát viêm gan khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hoặc định kỳ để có thể phát hiện sớm. Kết hợp khẩu phần ăn giàu Vitamin với chế độ sinh hoạt lành mạnh, thể dục thể thao điều độ sẽ giúp bạn giữ được lá gan luôn khỏe mạnh.