Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Từ lâu, nồi áp suất cơ đã trở thành người bạn thân thiết đồng hành trong mỗi căn bếp. Nồi áp suất cơ giúp bạn nấu đa dạng nhiều món ăn như hầm xương, nấu cháo, chín nhanh mà vẫn đảm bảo hương vị cũng như chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. Để tìm hiểu cặn kẽ hơn về nồi áp suất cơ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!
Nồi áp suất cơ là gì?
Cũng như các loại nồi thông thường khác nhưng nồi áp suất cơ còn có nắp đậy kín sử dụng khóa chốt nên rất kín. Nồi áp suất cơ sử dụng được trên bếp ga, bếp hồng ngoại và bếp từ
Trong quá trình nấu, nhiệt được truyền từ bếp sang nồi làm nồi áp suất cơ nóng lên. Hơi nóng trong nồi mỗi lúc càng tăng cao trong khi không thể thoát ra ngoài được nên áp suất trong nồi cũng sẽ tăng lên. Khi đó nhiệt độ bên trong sẽ tăng dẫn đến thức ăn trong nồi cũng mềm và nhanh chín hơn.
Điều đặc biệt bạn cần lưu ý để tránh tình trạng bỏng là trước khi mở nắp nồi bạn phải xả khi hết ra ngoài bằng van xả.
Ưu điểm của nồi áp suất cơ
Nồi áp suất cơ có nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm đến 70% thời gian so với khi nấu những loại nồi thông thường
- Vì nắp đậy rất kín nên sẽ hạn chế nước sôi trào ra mặt bếp
- Do ít bị bay hơi ra khỏi nồi nên sẽ bảo toàn được chất dinh dưỡng cũng hương vị và màu sắc của thực phẩm
- Lượng vitamin cũng sẽ không bị hao hụt nhiều
- Giá thành không quá cao chỉ khoảng từ 500.000đ nên khá phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người tiêu dùng Việt Nam.
Nhược điểm của nồi áp suất cơ
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội vừa nêu trên, nồi áp suất cơ cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Người mới bắt đầu sử dụng khi làm quen với nấu bằng nồi áp suất cơ sẽ gặp khó khăn về việc tính thời gian nấu cũng như chọn cách mở nồi
- Để tránh gây bỏng cho người sử dụng, bạn phải đợi một thời gian để đợi xả hết hơi trong nồi
- Không đa dạng nhiều tính năng nấu như nồi áp suất điện
Hướng dẫn sử dụng nồi áp suất cơ
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng nồi áp suất cơ nhé.
1. Đổ thức phẩm cần nấu vào nồi
- Trước hết, bạn sẽ phải đặt thức ăn và đổ nước vào nồi
- Không bao giờ để đầy thức ăn vào nồi
- Những loại thực phẩm như rau thịt cá thì chỉ nên để vào một lượng để dưới ¾ nồi
- Các loại ngũ cốc: chỉ nên để vào 1 lượng dưới 2/3 nồi
2. Kiểm tra khóa van
Trước khi sử dụng nên kiểm tra toàn bộ chốt khóa van khóa để xem thử chúng có còn hoạt động tốt hay không. Kiểm tra vòng đệm để xem đã đặt đúng vị trí hay chưa. Nếu có bất cứ vấn nào thì phải khắc phục ngay.
3. Nung nóng
- Sau khi đậy nắp nồi xong, không nên chỉ nắm tay nắm trên hoặc dưới vì sẽ có nguy cơ làm hỏng nồi. Nên dùng một tay nắm “tay nắm phụ”, tay còn lại nắm các nắm còn lại.
- Nồi phải được đặt trên bếp gas hay bếp từ một cách chắc chắn. Không được để ngọn lửa trực tiếp tiếp xúc với tay nắm của nồi
- Khi nung nấu, một lượng hơi nhỏ sẽ bị thất thoát ra từ vị trí ở giữa nắp và chốt khóa của nồi. Hơi lúc đầu sẽ bị thoát ra ở vị trí chốt rồi sau đó chốt khóa sẽ tự động đóng. Một lúc sau, khi áp suất trong nồi đủ lớn, nó sẽ đẩy chốt chỉ thị và khi đó hơi sẽ thoát ra ở chốt chỉ thị nấu ở vị trí giữa nắp nồi
Một số thương hiệu nồi áp suất cơ bạn nên tham khảo
- Nồi áp suất cơ Fissler
- Nồi áp suất cơ Zwilling
- Nồi áp suất cơ Arber
- Nồi áp suất cơ Elo
- Nồi áp suất cơ Bluestone
- Nồi áp suất cơ Elo
- Nồi áp suất cơ Philips
Bài viết trên đã phân tích khá chi tiết những ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng nồi áp suất cơ cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn một chiếc nồi áp suất cơ tối ưu nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình