Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng cao quá mức axit uric trong máu và mô. Các tinh thể urat lắng đọng vào màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp vi tinh thể với những triệu chứng rất đặc trưng.
Khớp hay bị tổn thương là các khớp ở chi dưới như gối, cổ chân và đặc biệt là ở ngón chân cái
(nguồn: internet)
Bệnh gout chỉ yếu gặp ở nam giới trưởng thành với các đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhiều hải sản, thịt thú rừng, thịt chó, hay đơn giản chỉ là ăn lòng lợn, tiết canh. Đặc biệt, uống nhiều rượu bia cũng góp phần gây tái phát bệnh.
Người bị gout cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế sôcôla, cacao, nấm, nhộng, rau giền… Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo. Ngoài ra, người bị gout cũng cần chú ý thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh có tác dụng thải chất axit uric ra ngoài (nguồn: internet)
Cải bẹ xanh là một trong những thực phẩm tốt cho người bị gout vì loại thực phẩm này có tác dụng thải chất axit uric ra ngoài. Người bị gout có thể dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước.Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.
Tía tô
Tía tô ngoài là một loại gia vị phổ biến quen thuộc của người dân Việt Nam còn là một vị thuốc quen thuộc dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, trướng bụng đầy hơi theo Đông y. Nhưng dùng lá tía tô để chữa bệnh gout thì chắc ít người biết đến. Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc.
Khi lên cơn đau gout, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi sắc như sắc thuốc Bắc rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Ngoài ra, để phòng bệnh gout tái phát, hằng ngày sử dụng tía tô ăn như một loại rau sống. Dùng lâu sẽ có tác dụng ngăn bệnh tái phát lại.
Súp lơ
Súp lơ là loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg) (nguồn: internet)
Súp lơ là loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric trong máu cao.
Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu vitamin C, một loại vitamin có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa kg anh đào sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Tuy nhiên quả anh đào được bán ở Việt Nam với giá khá cao (hơn 500.000 đồng/Kg) vì thế có thể thay thế bằng quả sơ ri.
Củ cải
Củ cải là loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt (nguồn: internet)
Củ cải là loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt,công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
Bắp cải
Bắp cải là loại rau hầu như không có nhân purin. Theo sách “Bản thảo cương mục thập di” cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.
Bí xanh
Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt nên rất tốt với những người bị gout.
H.T
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam