1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Những thắc mắc thường gặp về bệnh tiểu đường

Người bệnh phát hiện mắc tiểu đường trong giai đoạn đầu thường cảm thấy lo lắng vì có rất nhiều thay đổi trong sinh hoạt cần lưu ý, sau đây là những câu hỏi điển hình giúp giải đáp thắc mắc của người bệnh để có thể chăm sóc bản thân tốt hơn.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Rõ ràng theo dõi lượng đường trong máu là việc làm rất quan trọng trong việc hỗ trợ diều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên đo đường huyết thường có nhiều nhầm lẫn và sai sót. Các chuyên gia nghiên cứu bệnh tiểu đường sẽ trả lời các câu hỏi phổ biến sau đây.

1. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra lượng đường trong máu là khi nào?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà người bệnh quan tâm khi quyết định sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.

Câu hỏi: Gần đây tôi bị chuẩn đoán mắc tiểu đường type 2, tôi có nên kiểm tra đường huyết hàng ngày ngay sau khi ăn hay không?

Trả lời: Hầu hết các thực phẩm bạn tiêu thụ trong quá trình tiêu hóa sẽ làm tăng đường huyết từ 1 -2 giờ sau khi bạn bắt đầu ăn. Để nắm được chỉ số đường huyết của bạn ở mức cao nhất thì bạn nên thực hiện đo trong khoảng thời gian này.

Hiệp hội nghiên cứu tiểu đường Mỹ khuyến cáo mức đường huyết an toàn là nhỏ hơn 180mg/dl (đo được sau bữa ăn 2 giờ). Trong khi đó, Hiệp hội các bác sỹ nội tiết lâm sàng Mỹ khuyến cáo một mục tiêu an toàn thấp hơn: dưới 140 mg/dl (đo được sau bữa ăn 2 giờ).

Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về chỉ số đường huyết phù hợp mà bạn cần duy trì.Theo dõi và lưu trữ kết quả đo sau các bữa ăn là việc làm rất quan trọng vì nó giúp bạn biết được phản ứng riêng của cơ thể với các loại thực phẩm và tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

2. A1C là gì?

Câu hỏi: Bác sỹ nói rằng mẹ tôi mắc tiểu đường và đường huyết trong mức kiểm soát, chỉ Số A1C của mẹ tôi là 9.Thưa bác sỹ, như vậy tình trạng của mẹ tôi là như thế nào?

Trả lời: Hemoglobin Glycosylated viết tắt là HbA1c hoặc A1C, là tên tiếng Anh của thước đo mức độ đường huyết trung bình trong vòng 2 đến 3 tháng theo dõi. Mục đích của thử nghiệm A1C là giúp người bệnh kiểm soát đường máu tốt hơn, dưới dạng tỉ lệ phần trăm.

Hiệp hội nghiên cứu tiểu đường Mỹ khuyến cáo mức A1C là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Mức A1C của mẹ bạn là 9% có nghĩa mức độ đường huyết trên trung bình, khoảng 210mg/dl. Hãy giúp mẹ bạn có chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tăng vận động nhẹ và tập thể dục thường xuyên hoặc thay đổi đơn thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )

Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết
Bánh mì trắng 100
Bánh mì toàn phần 99
Gạo trắng, miến, bột sắn 83
Gạo giã dối, mì 72
Dưa hấu 72
Đường kính 86
Khoai bỏ lò 135

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)

Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết
Chuối 53
Táo 53
Cam 66
Soài 55
Sữa chua 52
Kem 52
Bánh qui 55-65
Khoai lang 54
Khoai sọ 58
Khoai mì (sắn) 50
Củ từ 51

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết [<]50(Thấp)

Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết
Cà rốt 49
Đậu hạt 49
Đậu tương 18
Lạc 19
Anh đào 32
Mận 24
Nho 43
Lúa mạch 31
Thịt các loại [<]20
Rau các loại [<]20

3. Các thông số về lượng đường trong thực phẩm có trợ giúp kiểm soát đường huyết hay không?

Các thông số sắp xếp các loại thực phẩm chứa carbonhydrate theo mức độ tăng đường huyết trong vòng 2 giờ sau khi ăn so với cùng một lượng carbonhydrate trong đường hay bánh mì trắng. Điều cần chú ý là các loại thực phẩm gây đường huyết cao hơn so với thực phẩm khác có lượng đường thấp.

Tuy nhiên, không may là thông số không có bao gồm các yếu tố khác như độ chín của trái cây như chuối hay các loại mỳ ống được nấu chín nhiều hay ít. Những yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng như thời gian tập thể dục và lượng thuốc hạ đường huyết sử dụng.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra một sự cải thiện nhỏ trong việc làm hạ đường huyết sau khi cá nhân kết hợp các loại thực phẩm có chỉ số gây tăng đường huyết thấp vào chế độ ăn của họ. Các nghiên cứu khác cho thấy không có sự khác biệt đáng kể. Hiệp hội nghiên cứu tiểu đường Mỹ cho thấy chỉ số đường huyết có thể cho biết thêm không đáng kể khi xem xét tổng lượng car bạn ăn vào hàng ngày.

uu

Tiêu thụ carb lành mạnh trong chế độ ăn để duy trì lượng đường huyết ổn định.

4. Trái cây và rau xanh không làm tăng đường huyết?

Câu hỏi: Chế độ ăn cho người tiểu đường có quá nhiều trái cây và rau quả có thế làm tăng đường huyết của tôi không?

Trả lời: Tất cả các loại thực phẩm có carb (bao gồm trái cây và rau) sẽ làm tăng glucose trong máu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh dùng chúng. Rõ ràng là các loại trái cây và rau quả là thực phẩm lành mạnh nhưng cần đảm bảo khẩu phần ăn không quá lớn để giữ lượng đường trong máu được kiểm soát.

Chế độ ăn uống của người Mỹ thường khuyên tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh tiểu đường ăn từ 2 đến 1/2 chén rau và 2 cốc hoa quả mỗi ngày. Trái cây và rau quả là những phần quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Nó cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ, và tương đối ít calo.

*1/2 chén rau không chứa tinh bột nấu chín chứa 5gr carbonhydrate và 25 calo

*1/2 chén rau chứa tinh bột nấu chín chứa 15gr carbonhydrate và 80 calo

*1 miếng nhỏ hoặc 1/2 miếng trái cây lớn chứa 15gr carbonhydrate và 60 calo.

5. Quế có thực sự giúp giảm đường huyết hay không?

Trả lời: Các loại quế được sử dụng trong các nghiên cứu với một lượng đề nghị là 1/2 muỗng cafe mỗi ngày. Tuy nhiên những nghiên cứu về quế vẫn chưa đưa ra một kết luận rõ ràng về vai trò của cây quế trong điều trị bệnh tiểu đường; quế đã không trở thành một phần của thực hành lâm sàng thường gặp.

Rau cải xanh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Rau cải xanh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

6. Tại sao đường trong máu tăng lên vào buổi sáng khi tôi đã uống thuốc điều trị vào đêm hôm trước?

Trả lời: Thực tế là trong lúc cơ thể bạn đói, gan làm việc không đúng và gây tăng đường huyết chứ không phải lượng thức ăn bạn tiêu thụ vào đêm hôm trước gây nên tình trạng này vào sáng hôm sau. Bệnh tiểu đường type 2 có đặc điểm là gan có xu hướng sản xuất quá nhiều glucose trong giấc ngủ. Cơ thể không xử lý được lượng đường dư thừa này vì không có đủ insulin có sẵn. Chất kháng insulin có xu hướng tiết ra nhiều hơn vào buổi sáng sớm. Do đó, mức đường trong máu khi đói có thể khó kiểm soát, giống như thời điểm ngay sau bữa ăn. Khám bác sỹ để được tư vấn về chế độ ăn và dùng thuốc hạ đường huyết để giữ được lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Một số người bệnh tiểu đường type 1 có nồng độ glucose trong máu cao vào buổi sáng sớm vì khi cơ thể tiết hormone kháng insulin như cortisol và hormone tăng trưởng cao hơn bình thường. Với bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất insulin mà có thể chống lại các kích thích tố khác. Hoặc đường huyết cao cũng có thể do sự điều chỉnh đường huyết từ việc đường huyết bị hạ vào ban đêm.

7. Thuốc giảm đau OTC có ảnh hưởng đến đường huyết?

Câu hỏi: Thuốc giảm đau Over-the-counter (OTC) nói chung như Advil(ibuprofen), Aleve( naproxen sodium) và Tylenol có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu không? Tôi có nên uống thuốc ngay sau hoặc trước khi ăn hay không?

Trả lời: Advil( ibuprofen) và Aleve(naproxen sodium) là chất chống viêm, thuốc giảm đau không steroid. Nói chung, chúng không cố tác dụng lên mức đường trong máu. Nếu một người dùng thuốc tiểu đường trong nhóm Sulfonylurea(glyburide, glipizide, glimepiride..) cùng lúc thì có một số nguy cơ hạ đường huyết. Tylenol (acetaminophen) không có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

8. Làm thế nào để tôi nhận biết được đã sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết?

Thường xuyên tham khảo ý kiến bác sỹ để điều chỉnh thuốc điều trị là rất quan trọng.

Thường xuyên tham khảo ý kiến bác sỹ để điều chỉnh thuốc điều trị là rất quan trọng.

Câu hỏi: Nhiều lúc tôi cảm thấy choáng váng và run tay, tôi thường uống một ly nước cam và ăn bánh bơ đậu phộng. Liệu còn cách nào khác để cải thiện tình trạng này không?

Trả lời: Bạn có thể đã dùng thuốc hạ đường huyết quá liều và gây nên hiện tượng đường trong máu xuống thấp nguy hiểm. Không phải tất cả thuốc điều trị gây hạ đường huyết. Hãy nói chuyện với bác sỹ càng sớm càng tốt để điều chỉnh lượng thuốc bạn đang uống. Điều này co thể xảy ra nếu bạn đang dùng một loại thuốc làm lượng đường trong máu thấp ( nhỏ hơn hoặc bằng 70mg/dl) và đồng thời có chế độ ăn lành mạnh ít carb và vận động cơ thể nhiều hơn. Do đó cơ thể trở nên nhạy cảm với insulin và lượng đường trong máu giảm chỉ vì bạn không muốn lại nạp nhiều carb sau khi thực hiện chế độ sinh hoạt nhiều vận động.

9. Đường máu đao động có ý nghĩa gì?

Câu hỏi: Bác sỹ của tôi nói rằng biến động của mức đường huyết không có ảnh hưởng nhiều trong quá trình điều trị. Liệu có phải như vậy không?

Trả lời: Đường huyết dao động là điều rất bình thường ở những người bệnh tiểu đường. Đối với mốc thời gian khi nhịn đói, sau ăn hoặc trước bữa ăn 2 giờ thì mức đường huyết hợp lý là khác nhau. Khi bạn ăn đường huyết sẽ tăng nhưng cố gắng thực hiện theo chế độ của bác sỹ.

Trong khi ngủ, gan lưu trữ glucose để giữ ổn định mức đường trong máu. Ở những người tiểu đường, gan có xu hướng giải phóng glucose quá mức cần thiết do đó có thể bạn có đường huyết cao vào sáng hôm sau.

10. Làm thế nào để hạ đường huyết?

Trả lời: Hãy có lối sống lành mạnh, bạn có thể đạt được chỉ số đường huyết thấp hơn! Luôn vui vẻ, lạc quan và sự quan tâm của gia đình, người thân giúp việc duy trì chế độ sinh hoạt trở nên thuận lợi hơn và do đó sẽ giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thực tế là những trường hợp phát hiện sớm và áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh, sử dụng thuốc và kiên trì theo dõi thì người bệnh hoàn toàn có thể quay trở lại trạng thái đường huyết ổn định và không cần sử dụng thuốc.

Hồng Hạnh

Tổng hợp

Tin tức liên quan
Mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt huyết rồng có khỏi không ?

Mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt huyết rồng có khỏi không ?

Chế độ ăn cân bằng và lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cân bằng và lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Cách chữa những biến chứng bệnh tiểu đường

Cách chữa những biến chứng bệnh tiểu đường

15 gợi ý khi tập thể dục cho người bệnh tiểu đường type 2

15 gợi ý khi tập thể dục cho người bệnh tiểu đường type 2

10

10 "bí mật" về ĐƯỜNG mà không phải ai cũng biết (Phần 1)

10

10 "bí mật" về ĐƯỜNG mà không phải ai cũng biết (Phần 2)

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất