Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sầu riêng
Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Hóa học thực phẩm. Đây là lần đầu tiên, tính độc của việc kết hợp sầu riêng và rượu được chứng minh theo phương pháp khoa học.
Các nhà nghiên cứu John Maninang và Hiroshi Gemma của Đại học Tsukuba, Nhật Bản, đã tiến hành thử nghiệm để giải đáp câu hỏi, liệu có phải tác dụng phụ gây chết người đó là do hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm giảm việc phân giải rượu. Kết quả cho thấy, chiết xuất sầu riêng đã cản trở hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt lên tới 70%. Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.
Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.
Quả hồng
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Các loại thức ăn chứa phèn
Chất phèn có trong giò, chả, bánh đúc, mứt bí đao… sẽ khiến cho bạn bị say nhanh hơn, đồng thời làm giảm tốc độ lưu thông máu và chậm lại quá trình tiêu hóa của dạ dày. Chính vì thế uống rượu cùng thức ăn có chứa phèn không tốt cho sức khỏe cơ thể.
Các loại hạt
Một số nhà hàng thường phục vụ lạc hoặc hạt điều chiên để phục vụ các quý ông “lai rai”. Thực tế các loại hạt này không hề là món nên dùng kèm rượu bởi các loại hạt đều có lượng cholesterol cao, hương vị của chúng cũng có thể phá hỏng khẩu vị của bạn trước khi ăn các món chính.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Một số người có thói quen dùng một vài lát pho mát khi uống rượu để uống rượu lâu say. Điều này có thể đúng nhưng các sản phẩm từ sữa dễ gây cảm giác khó tiêu. Một số nghiên cứu còn chỉ là các sản phẩm từ sữa kết hợp với đồ uống có cồn còn ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Cà rốt
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Đặc biệt nếu kết hợp nước cà rốt ép và rượu thì tác hại lại càng nghiêm trọng hơn.
Khoai tây chiên
Trong thực tế khi uống bia hoặc rượu, nó sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo . Chính vì thế hãy nhớ rằng không chỉ không nên ăn khoai tây chiên cùng bia, rượu mà còn không nên ăn các loại thực phẩm chiên vì nó sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất béo.
Thức ăn hun khói và có chứa chất bảo quản
Trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.