Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tên gọi GoPro
Vốn là người yêu thích thể thao, đặc biệt là môn lướt sóng, Nick Woodman, người sáng lập ra GoPro đã cho nó cái tên này với mong muốn thỏa mãn được niềm đam mê bắt kịp những khoảnh khắc đáng giá của những pha hành động thể thao hay trong các chuyến đi (Go) với chất lượng tốt nhất (Pro). Chính vì vậy mà nghe qua cái tên thôi chúng ta cũng có thể mường tượng ngay đến những chuyến đi và những pha hành động mạo hiểm.
Ý tưởng kinh doanh khởi nguồn từ chiếc dây gắn máy quay
Từ mong muốn tạo ra một chiếc dây gắn máy quay vào cổ tay cho các vận động viên lướt sóng, Nick Woodman đã thử nghiệm và nhận thấy rằng máy quay thông thường không thể giúp ông thực hiện được những thước phim như ý. Sau đó ông đã nghĩ đến cả việc chế tạo ra vỏ bảo vệ chống nước và các loại phụ kiện đai gắn camera khác nhau. Đến năm 2002, mẫu máy quay thể thao của riêng ông chính thức ra đời với tên gọi GoPro. Và khó có thể tưởng tượng được rằng, để huy động vốn cho việc kinh doanh của mình, Nick đã phải bán vòng hạt bằng vỏ sò trên chiếc xe ô tô bán tải Volkswagen cà tàng của mình.
GoPro có thể quay video 3D
Các dòng GoPro hiện nay có hỗ trợ quay video Full HD, thậm chí có mẫu còn cho phép bạn quay ở độ phân giải 4K. Và điều thú vị mà không phải ai cũng biết được đó là GoPro còn có thể được dùng để quay video 3D, bạn chỉ cần trang bị thêm một lớp vỏ bảo vệ có tên là GoPro Hero 3D System và 1 chiếc GoPro thứ 2. Chiếc vỏ bảo vệ này cho phép gắn 2 camera GoPro vào bên trong để ghi video 2D như bình thường, còn phần chuyển đổi thành định dạng 3D lại là công việc hậu kỳ được thực hiện nhờ vào phần mềm GoPro Studio.
Không chỉ dừng lại ở đó, GoPro còn tiến tới việc thử nghiệm mô hình thực tế ảo với hệ thống 16 camera quay 360 độ và đã gặt hái được nhiều thành công qua video thực tế ảo Jump cho Google phát triển. Từ đó, GoPro cũng cho ra đời bộ kit mang tên Odyssey với cấu tạo là 1 khung tròn đặc biệt có thể gắn 16 chiếc camera vào, mỗi camera sẽ đảm nhận một góc quay riêng biệt và sau đó sẽ được nối lại với nhau thông qua phần mềm chuyên dụng là Jump Assembler.
GoPro Studio, công cụ biên tập video tiện lợi
Bên cạnh việc sản xuất những chiếc camera hành trình đình đám, GoPro cũng không quên phát triển thêm phần mềm hỗ trợ cho sản phẩm của mình. Với chủ trương đơn giản, tiện lợi và dễ sử dụng, phần mềm GoPro Studio ra đời để phục vụ nhu cầu biên tập video nghiệp dư. Chỉ với 3 bước đơn giản: Import (nhập sản phẩm), Edit (biên tập) và Export (xuất sản phẩm) là bạn đã có ngay cho mình 1 thước phim để chia sẻ với bạn bè và người thân rồi.
Chiếc máy quay siêu bền
Kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ có vẻ cũng là một lợi thế với GoPro, cùng với thiết kế chắc chắn và chất kiệu siêu bền, GoPro có thể chịu được va đập ở cường độ cao, bền bỉ trong những môi trường khắc nghiệt và chống nước tối đa. Đã có một trường hợp ghi nhận về khả năng chống sốc và chống va đập của GoPro khi rơi từ độ cao 3800m. Chiếc máy quay đã rơi tự do trong 7 phút trước khi ”hạ cánh” xuống một cánh đồng mà không hề bị trầy xước hay hư hỏng gì. Đây đúng là một điểm cộng tuyệt vời cho chiếc camera siêu nhỏ này.
GoPro cũng được dùng nhiều trong các cảnh quay Hollywood
Nhờ vào độ bền bỉ và chức năng quay phim ở độ phân giải cao, GoPro cũng được các nhà làm phim hành động đánh giá cao. GoPro sẽ cho ra những thước phim chân thật nhất trong các pha hành động mạo hiểm mà không phải máy quay chuyên dụng nào cũng có thể làm được. Và một số các bộ phim bom tấn gần đây có những cảnh được quay bằng GoPro có thể kể đến là: Fast and Furious 7, Need for Speed, Gravity, v.v…
Sản phẩm GoPro hiện cũng đã có mặt tại websosanh.vn, bạn có thể tham khảo thêm tại đây để chọn cho mình một chiếc camera hành trình ưng ý nhất nhé.