1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Những điều mẹ cần biết khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà

Sốt xuất huyết mặc dù có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, và số lượng người lớn mắc sốt xuất huyết đang tăng dần nhưng trẻ em vẫn là đối tượng dễ mắc phải sốt xuất huyết nhất. Đặc biệt, khi bị sốt xuất huyết các bé sẽ gặp phải tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết có rất nhiều loại và do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên, 2 nguyên nhân chính vẫn là:

– Do siêu vi trùng Dengue gây ra

– Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện như sau:

– Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ

– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da

– Chảy máu cam

– Nôn mửa

– Đi ngoài ra máu

– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải

– Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

– Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh. Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng.

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Ngoài đưa trẻ đến điều trị tạo các cơ sở y tế thì bố mẹ cũng nên làm những việc sau đây để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

– Khuyến khích trẻ uống nước: Cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn uống thì trẻ cũng bị thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng, dấu hiệu của sốt xuất huyết, mẹ cần phải khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 – 1.500 ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Nếu trẻ không muốn uốc nước lọc thì mẹ có thể cho trẻ uống nước cam, nước chanh, nước dừa… Ngoài ra mẹ cũng không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

– Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá.

– Điều trị bằng thuốc Tây: Thực ra đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, vì vậy, khi chỉ định thuốc, bác sĩ cũng chỉ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc bổ. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

– Tái khám hàng ngày: Nếu không nằm viện thì mẹ nên cho trẻ tái khám thường xuyên theo lời dặn của các y bác sĩ. Mặc dù cảm thấy trẻ có dấu hiệu hết sốt thì cũng đừng chủ quan vì có những trường hợp đã giảm sốt rồi nhưng bệnh sốt xuất huyết lại trở nặng hơn.

Nhìn chung, để điều trị sốt xuất huyết vai trò chăm sóc trẻ là quan trọng hơn cả vì vẫn chưa có thuốc điều trị.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy, tốt nhất là mẹ hãy phòng bệnh cho bé.

– Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.

– Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi

– Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

– Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển

– Phát quang bụi râm

– Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Một số bài thuốc dân gian trị sốt xuất huyết tại nhà

Bài 1

– Cỏ nhọ nồi (hạn liên thảo) khô 15g hoặc tươi 50g.

– Cát căn thái mỏng 20g hoặc củ sắn dây tươi thái mỏng 60g.

– Hoa kinh giới khô (Kinh giơí tuệ) sao đen 10g.

– Búp tre tươi thái nhỏ 15g

– Lá cúc tần tươi 30g

– Kim ngân hoa 10g hoặc dây lá khô 40g

– Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) 30g hoặc râu ngô khô 10g.

Sắc thuốc lên và cho trẻ uống đến lúc khỏi bệnh.

Bài 2

– Trắc bách diệp sao đen 15g

– Đan bì 10g

– Rau má tươi giã nát 50g

– Xích thược 10g

– Hoè hoa 10g

– Sinh địa 30g

– Tri mẫu 10g

– Liên kiều 10g

– Kim ngân hoa 10g

– Hoặc dây lá 40g

– Mã đề khô 15g

– Hoặc tươi 60g

– Thạch cao 120g (khi hạ sốt thì bỏ Thạch cao).

Cách chế thuốc: Sắc 3 nước, lấy 600ml thuốc chia làm 3 hoặc 4 lần uống trong ngày. Cách 4 giờ uống 1 lần.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
4 điều không thể bỏ qua khi bị sốt xuất huyết

4 điều không thể bỏ qua khi bị sốt xuất huyết

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue bạn nên đề phòng

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue bạn nên đề phòng

Cách dùng tinh dầu sả chanh đuổi muỗi phòng chống sốt xuất huyết

Cách dùng tinh dầu sả chanh đuổi muỗi phòng chống sốt xuất huyết

Hướng dẫn tự làm lưới chống muỗi đơn giản để phòng dịch sốt xuất huyết

Hướng dẫn tự làm lưới chống muỗi đơn giản để phòng dịch sốt xuất huyết

5 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết

5 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết

Cửa lưới chống muỗi là gì ? Có mấy loại ? Giá bao nhiêu ?

Cửa lưới chống muỗi là gì ? Có mấy loại ? Giá bao nhiêu ?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất