1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Những điều bạn nghĩ và thực tế khoa học nghiên cứu về đồ ăn dặm của trẻ

Nguồn thực phẩm ngày càng trở nên phong phú khiến các bậc cha mẹ càng trở nên lúng túng và do dự khi cho trẻ làm quen với thức ăn rắn. Liệu những điều bạn nghĩ và thực tế khoa học nghiên cứu về chế độ ăn dặm của trẻ có giống nhau?

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Khi bạn nghe những lời giới thiệu về các đồ ăn dặm là một bài giới thiệu đầy thú vị thì thực tế lại ngược lại. Đặc biệt, với lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tưởng tượng. Các cuộc hội thoại muôn thủa giữa nhóm các bà mẹ hay trên các bảng tin vẫn luôn xoay quanh những câu hỏi về cách làm thế nào để bé có một khởi đầu tốt nhất cho công cuộc ăn uống.

Chẳng hạn như:

– Khi nào thì tôi biết con mình đã sẵn sàng ăn dặm?

– Thức ăn nào là tốt nhất để bắt đầu?

– Những thức ăn nào có dễ gây dị ứng?

Khi khoa học phát triển và nguồn thực phẩm tiếp tục trở nên phong phú thì các bậc cha mẹ có thể nhìn thấy ngay được chế độ ăn có sự khác biệt từ bé thứ nhất đến bé thứ hai, các câu trả lời và các thực phẩm sẵn có để lựa chọn cũng thay đổi dần. Tuy nhiên, chúng ta hãy bắt đầu với một số thông tin cơ bản sau: Theo USDA, trong suốt năm đầu của cuộc đời, con bạn sẽ chuyển từ việc chỉ mút và nuốt đến việc có thể tự nâng đỡ đầu một cách độc lập, sau đó là nhau các thức ăn với các dạng khác nhau. Bên trong, hệ thống tiêu hoá của bé cũng phải trải qua các thay đổi, từ việc chỉ hấp thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức đến việc phải tiêu hoá một loạt các loại thực phẩm. Trong khi hầu hết các bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, thì mỗi bé lại một khác. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa và tìm kiếm các dấu hiệu về sự sẵn sàng của bé để chắc chắc bé đã thực sự sẵn sàng với một chiếc thìa.

Liệu bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm

Liệu bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm

Để giúp bạn có sự tự tin và tận hưởng thời gian thú vị trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những suy nghĩ mà bạn vẫn hay tưởng tượng và những thông tin mới nhất mà khoa học tìm ra.

Khi bạn nghĩ: Nếu con tôi lấy đĩa thức ăn của tôi và cố gắng chạm vào thức ăn thì có nghĩ là bé sẵn sàng bắt đầu ăn dặm.

Thực tế: Việc bé bị thu hút bởi đồ ăn có thể hoặc không thể chỉ ra rằng bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Một chiến lược tốt hơn khi quan sát sự phát triển của bé là xem các hành vi được coi là các tín hiệu đáng tin cậy hơn chứng minh bé đã sẵn sàng:

– Bé có thể ngồi thẳng mà không cần phải hỗ trợ

– Bé tự mở miệng khi bạn đưa thức ăn

– Bé bắt đầu để ý và bày tỏ mối quan tâm tới thức phẩm bạn đang ăn

– Khi no, bé sẽ quay đi chỗ khác hoặc dựa lưng vào phía sau để chứng minh rằng bé không muốn ăn nữa.

– Bé tìm kiếm, nắm lấy mọi thứ và cho vào miệng

Khi bạn nghĩ: Cho bé ăn hoa quả trước rau củ sẽ giúp bé có vị ngọt tạm thời trong miệng

Thực tế: Cả trái cây và rau củ đều là hai lựa chọn thực phẩm đầu tiên, tuyệt vời bởi chúng cung cấp cho bé các nguồn vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Điều quan trọng là bạn cần cung cấp cho con đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với các mùi vị khác nhau để bé làm quen. Một ý tưởng tốt ở đây là bạn nên chọn các thực phẩm giàu sắt để cho bé làm quen đầu tiên. Bởi từ độ tuổi 6 – 9 tháng, sắt tự nhiên dự trữ trong cơ thể của bé giảm. Vì vậy, bạn có thể chọn các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như gạo, bột yến mạch, thậm chí cả hạt diêm mạch; đi kèm bạn có thể thêm thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm và thậm chí cả cá. Sữa chua cũng là một thực phẩm tuyệt vời mà bạn có thể cho trẻ ăn sớm vì sữa chua có chứa canxi và protein. Hãy chắc chắn cho bé thử thực phẩm mới lạ trong một thời gian và đợi vài ngày trước khi bạn tăng thêm số lượng để xem các dấu hiệu tiềm ẩn của các thực phẩm nhạy cảm hoặc các phản ứng dị ứng. Lựa chọn các thực phẩm hữu cơ an toàn, giảm thiểu tiếp xúc với các chất trừ sâu, các chất độc hại mà có thể ảnh hưởng đến giai đoạn tăng trưởng và phát triển đầy quan trọng này của bé.

Bạn nghĩ: Tránh xa các thực phẩm tiềm ẩn khả năng gây dị ứng để con được an toàn.

Thực tế: Theo Viện Nhi Khoa Hoa Lỳ (AAP) đã đưa thêm các hướng dẫn vào tháng 2 năm 2013. Khi nhắc đến các thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, các loại hạt, sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, cá và động vật có vỏ thì vẫn được coi là an toàn với trẻ em khoẻ mạnh từ 4 đến 6 tháng tuổi, ngoại trừ sữa bò thì nên đợi đến sau 1 tuổi mới nên cho bé sử dụng. Bởi bé không thể tiêu hoá được protein có trong sữa bò cho đến khi hệ tiêu hoá đã phát triển đầy đủ. Ngoài ra không có bằng chứng nào kết luận rằng bạn nên trì hoãn việc giới thiệu các thực phẩm dễ gây dị ứng, để làm giảm nguy cơ dị ứng ở thực phẩm. Trong thực tế, các bằng chứng mạnh mẽ đã chứng minh việc trì hoãn cho bé làm quen với những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm. Bạn nên nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa về lịch sử gia đình để có thể cung cấp thực phẩm an toàn cho bé.

Minh Hường

(Theo parenting)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
7 loại bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò mà vẫn đủ các dinh dưỡng thiết yếu

7 loại bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò mà vẫn đủ các dinh dưỡng thiết yếu

Các loại bột ăn dặm sữa dê tốt nhất cho bé trên thị trường

Các loại bột ăn dặm sữa dê tốt nhất cho bé trên thị trường

Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì? Vì sao bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò? Khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò

Bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì? Vì sao bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò? Khi nào bé hết dị ứng đạm sữa bò

Có nên mua bột ăn dặm Mẹ Sữa cho bé không?

Có nên mua bột ăn dặm Mẹ Sữa cho bé không?

Chuẩn bị những đồ dùng gì cho bé tập ăn dặm?

Chuẩn bị những đồ dùng gì cho bé tập ăn dặm?

Bột ăn dặm Hipp loại nào ngon?

Bột ăn dặm Hipp loại nào ngon?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất