Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tình trạng khô mũi khi ngồi phòng điều hòa nếu kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như: khô họng, khô miệng, viêm mũi, chảy máu mũi, viêm xoang, đau đầu…Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
Nguyên nhân ngồi phòng điều hòa bị khô mũi
Rất nhiều người gặp phải tình trạng bị khô mũi khi ngồi trong phòng điều hòa quá lâu trong thời gian dài. Đặc biệt là với những người có hệ hô hấp nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp thì tình trạng bị khô mũi khi nằm điều hòa càng trở nên rõ rệt và nặng hơn.
Nguyên nhân của tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa là do thiếu độ ẩm gây ra. Bởi nguyên lý hoạt động của điều hòa là thổi ra luồng không khí lạnh và khô hơn so với không khí trong phòng thông thường. Do đó, khi ngồi hoặc nằm ở trong phòng điều hòa quá lâu sẽ khiến độ ẩm không khí giảm sút, độ ẩm trên da và lớp niêm mạc mũi cũng vì thế mà suy giảm đang kể. Hậu quả là các màng nhầy trong mũi bị khô rất khó chịu.
Khô mũi ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Việc ngồi/nằm điều hòa bị khô mũi có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Cụ thể như:
+ Đau mũi, chảy máu mũi, tạo áp lực trên mũi.
+ Khiến cổ họng, miệng cũng bị khô.
+ Viêm mũi.
+ Đau đầu.
+ Đau nhức ở má.
+ Gây áp lực trong xoang.
Bị khô mũi khi nằm điều hòa phải làm gì?
Để làm giảm tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau:
+ Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm: Thiết bị này giúp cung cấp và cân bằng độ ẩm cho phòng điều hòa, tránh tình trạng độ ẩm trong phòng điều hòa xuống quá thấp.
+ Xịt mũi, rửa mũi: Việc làm này giúp rửa sạch tất cả bụi bẩn trong khoang mũi, cung cấp thêm độ ẩm từ đó hạn chế tình trạng khô mũi hiệu quả. Nhưng bạn không nên lạm dụng, chỉ nên xịt rửa mũi từ 2-3 lần/ngày để tránh tình trạng làm mỏng niêm mạc mũi gây chảy máu.
+ Sử dụng một số loại dầu: Bạn cũng có thể thoa một số loại dầu như dầu dừa, olive dầu mè vào bên trong khoang mũi để cấp ẩm thêm cho da.
+ Uống đủ nước: Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, mỗi ngày bạn nên uống đủ 2-2,5 lít để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc bạn có thể uống nước ép trái cây hay rau củ cũng rất tốt.
+ Xông hơi: Xông hơi nước nóng cũng là cách cung cấp độ ẩm cho mũi hiệu quả. Bạn có thể xông nước ấm bình thường hoặc xông thảo dược lá tía tô, sả, chanh…
Cách phòng tránh tình trạng khô mũi khi ngồi điều hòa
Song song với việc áp dụng các biện pháp khắc phục vấn đề khô mũi khi ngồi điều hòa ở trên, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề khác như:
- Không để luồng gió điều hòa thổi trực tiếp vào người.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhằm tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
- Vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên liên tục để đảm bảo chất lượng luồng khí thoát ra từ điều hòa trong lành và tinh khiết.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.
- Sử dụng muối sinh lý vệ sinh tai mũi họng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.
Với các thông tin chúng tôi vừa chia sẻ và cung cấp ở trên, hy vọng các bạn đã nắm được nguyên nhân, giải pháp khắc phục và cách phòng tránh tình trạng bị khô mũi khi ngồi điều hòa. Đừng quên thường xuyên truy cập websosanh.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác các bạn nhé!