Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ampli đèn được biết đến là loại ampli cổ, là thiết bị khuếch đại tín hiệu điện. Đây là thiết bị không thể nào thiếu trong hệ thống nghe nhìn.Ngoài ra, ampli đèn cũng là một bộ phận quan trọng trong các máy móc thiết bị. Điển hình như máy nghe nhạc, TV, đầu đĩa CD.
Ampli đèn ngày nay được nhiều người nghe nhạc quan tâm bởi chất âm ấm áp, dịu dàng, giàu nhạc tính…Tuy nhiên, 1 cặp loa tốt là điều kiện rất cần thiết để ampli đèn phát huy được tối đa ưu thế của mình. Vây bí quyết để chọn & ghép loa với ampli đèn là như thế nào? Bạn hãy cùng websosanh tìm hiểu nhé!
Cấu tạo của tầng công suất ampli đèn
Amply đèn cho bạn nghe nhạc hay hơn
Ampli đèn có tầng công suất được thiết kế theo 2 mạch điện cơ bản như sau:
Mạch đẩy kéo (push – pull): là loại mạch điện thường gặp nhất trong các ampli hàng hiệu của các hãng. Nguyên lý làm việc của mạch yêu cầu tầng công suất phải có tối thiểu 2 đèn. Mỗi đèn phụ trách khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu âm thanh, trong khi đèn này làm việc thì đèn kia “tạm nghỉ” và ngược lại, hiệu suất mạch điện đẩy kéo khá cao, công suất ra vì thế mà cũng lớn hơn single-end. Tùy theo yêu cầu, mạch đẩy kéo có thể chạy class A hoặc AB. Mạch đẩy kéo có thể dùng biến thế xuất âm hoặc không dùng biến thế xuất âm (OTL-Output Transfomer Less).
Các thương hiệu ampli đèn thường gặp trên thị trường Việt Nam như Audio Research, VTL, Luxman, Luxkit, Sansui v.v. đều ráp theo mạch đẩy kéo.
Mạch ra đơn (single-end): là loại mạch điện ít gặp hơn đẩy kéo, nhất là trên thị trường Việt Nam. Công suất ra của mạch single-end nhỏ hơn so với đẩy kéo. Mạch single-end chỉ cần tối thiểu 1 đèn công suất, đèn này khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ của tín hiệu. Ưu điểm vượt trội của mạch single-end là âm thanh rất tự nhiên, giàu nhạc tính. Mạch single-end chỉ có thể chạy theo class A mà thôi.
Chú ý về độ nhạy và trở kháng của loa
Để chọn loa cho ampli đèn chuẩn nhất thì việc quan trọng nhất chúng ta cần phải lưu ý đến là độ nhạy và trở kháng của loa.
Đầu tiên là về độ nhạy, các bạn nên lưu ý công suất ra của ampli độ nhạy cần thiết của loa là: 3W 94dB, 8W 90dB, 15W 88dB, 25W 86dB
Tiếp theo là chú ý đến trở kháng. Đèn điện tử có trở kháng ra rất lớn, lại đánh vào loa có trở kháng nhỏ nên cần phải có biến áp xuất âm để phối hợp 2 mức trở kháng chênh lệch này cho phù hợp. Trong phần lớn các ampli đèn, đầu ra loa thiết kế có 3 mức trở kháng ra là 4/ 8/ 16 Ohm để có thể phù hợp với mọi loại loa trên thị trường. Tuy nhiên kinh nghiệm của những người chơi đồ đèn lâu năm cho biết, không nên chơi loa 4 Ohm vào ampli đèn, âm thanh sẽ khó hay. Trở kháng loa thích hợp nhất cho ampli đèn là 8 Ohm trở lên (thậm chí trong một số loa đời cổ, trở kháng còn là 15 hoặc 16 Ohm).
Đối với ampli đèn chạy theo mạch không biến áp xuất – OTL, trở kháng loa lại càng quan trọng hơn. Loại OTL chỉ chạy tốt với các loa 8 Ohm trở lên. Nếu loa 4 Ohm, khi vặn to, âm thanh thường bị méo rất rõ rệt.
Cách chọn loa cho ampli đèn
So với ampli bán dẫn, ampli đèn thường có công suất nhỏ hơn. Công suất điển hình của ampli đẩy kéo thường là từ 10 – 100W, của ampli single-end thường là từ 2 – 20W.
Đối với ampli đẩy kéo, tùy công suất ra, bạn có thể chọn những cặp loa có độ nhạy tương xứng. Đặc biệt chọn độ nhạy thực tế như trên cho phép ampli của ta “đánh” một cách tương đối thoải mái, không bị quá sức. Tất nhiên nếu ampli mạnh hơn càng tốt. Ngoài ra đối với ampli single-end , cần có độ nhạy cao hơn do công suất ra nhỏ hơn ampli đẩy kéo. Kinh nghiệm thực tế như sau: nếu ta nghe trong phòng lớn hơn với âm lượng cao hơn thì độ nhạy thực tế của loa cần chọn cao hơn.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam